Santa Claus là gì? Ông già Noel là gì? Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không?

Santa Claus là gì? Ông già Noel là gì? Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không? Người lao động nghỉ làm vào ngày Lễ Giáng sinh được hưởng nguyên lương trong các trường hợp nào?

Santa Claus là gì? Ông già Noel là gì? Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không?

Santa Claus là tên gọi tiếng Anh của Ông già Noel, đây là một nhân vật huyền thoại trong văn hóa phương Tây, biểu tượng của sự yêu thương, sẻ chia và niềm vui trong dịp Giáng sinh.

Santa Claus là một cách phát âm theo giọng Mỹ bắt nguồn từ tiếng Hà Lan là Sinterklaas. Và cái tên Sinterklass hay Sint-Nicolas thực ra là cái tên liên quan tới Thánh Nicholas, một nhân vật có thật sống trong thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên tại Myra, Lycia (Vùng đất thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) ngày nay, ông là giám mục Hy Lạp nổi tiếng vì những hành động từ thiện và giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là tặng quà cho trẻ em.

Ngoài Santa Claus, người ta còn gọi ông già Noel là Father Christmas, Saint Nicholas, Saint Nick, Kris Kringle hay đơn giản là Santa.

Theo đó, Ông già Noel được mô tả là một ông lão vui vẻ, có bộ râu trắng dài, mặc áo khoác màu đỏ với cổ lông và ống tay màu trắng, quần đỏ có cổ lông trắng, mũ đỏ có lông trắng, thắt lưng da và ủng màu đen, xách một túi đầy quà cho trẻ em.

Theo truyền thuyết, vào đêm Giáng sinh, Ông già Noel sẽ cưỡi tuần lộc bay khắp thế giới, mang những món quà đồ chơi và kẹo tặng cho những đứa trẻ ngoan, còn trẻ hư ông thường sẽ không đến.

Mặc dù Santa Claus - Ông già Noel có nguồn gốc từ văn hóa phương Tây nhưng nhân vật này đã trở thành một phần của lễ Giáng sinh ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia không theo đạo Thiên Chúa.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Santa Claus là gì? Ông già Noel là gì? Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không?

Santa Claus là gì? Ông già Noel là gì? Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không? (Hình từ Internet)

Lễ Giáng sinh có phải ngày nghỉ lễ tết của người lao động không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, những ngày nghỉ lễ tết của người lao động bao gồm:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày Lễ Giáng sinh không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động.

Người lao động nghỉ làm vào ngày Lễ Giáng sinh được hưởng nguyên lương trong các trường hợp nào?

Người lao động có thể được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Giáng sinh nếu thuộc trong các trường hợp sau đây:

(1) Trường hợp người lao động sử dụng ngày nghỉ phép hàng năm (Điều 113 Bộ Luật lao động 2019):

Người lao động được nghỉ phép hưởng nguyên lương từ 12 - 16 ngày một năm nếu làm việc đủ 12 tháng cho người lao động (tùy vào mức độ công việc), cụ thể như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đồng thời, người lao động làm việc trên 05 năm còn được cộng phép thâm niên (cứ đủ 05 năm tính thêm 01 ngày phép).

(2) Trường hợp ngày ngày Lễ Giáng sinh trùng vào ngày nghỉ công việc riêng của người lao động (Điều 115 Bộ Luật lao động 2019):

Theo đó, người lao động được hưởng nguyên lương khi xin nghỉ đối với các công việc riêng như:

- Kết hôn (03 ngày)

- Con cái kết hôn (01 ngày)

- Cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; cha mẹ chồng/ vợ; vợ/chồng; con cái chết (03 ngày).

>> Trong trường hợp này, người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 5 Bộ Luật lao động 2019 quy định người lao động có các quyền sau đây:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

51 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào