Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Mẫu Sáng kiến kinh nghiệm dành cho giáo viên tiểu học công lập mới nhất?
Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Điều lệ Sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP có giải thích về sáng kiến như sau:
Sáng kiến
1. Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
c) Không thuộc đối tượng bị loại trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
...
“Sáng kiến” là một thuật ngữ rất thông dụng trong tiếng Việt, có thể được sử dụng trong nhiều tình huống. Theo Từ điển tiếng Việt, “sáng kiến” là ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn.
Còn "kinh nghiệm" được hiểu là những kỹ năng hoặc kiến thức có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải trong cuộc sống.
Qua đó, có thể hiểu sáng kiến kinh nghiệm là những ý tưởng, những sáng tạo và cải tiến mới được tác giả đúc kết, tích lũy từ những tri thức, kĩ năng, vốn hiểu biết được tích luỹ trong một thời gian dài sau quá trình công tác và làm việc.
Mẫu Sáng kiến kinh nghiệm dành cho giáo viên tiểu học công lập mới nhất như thế nào?
Viết sáng kiến kinh nghiệm là một trong những hoạt động thường niên mà các thầy cô giáo cần thực hiện để tổng kết lại những kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực sáng tạo của mình trong công tác dạy học ở trường. Các sáng kiến kinh nghiệm hay và bổ ích có giá trị cao sẽ được ứng dụng trên diện rộng để nâng cao chất lượng dạy học.
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu sáng kiến kinh nghiệm trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, anh/chị có thể kham thảo bố cục mẫu sáng kiến kinh nghiệm dưới đây:
1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2. Phần nội dung 2.1. Cơ sở lý luận 2.2. Thực trạng (Cơ sở thực tiễn) - Thuận lợi - khó khăn (Thành công/ Hạn chế, Điểm mạnh/ Điểm yếu) - Các nguyên nhân (Chủ quan và khách quan) - Phân tích, đánh giá các thực trạng vấn đề mà đề tài đang nói đến 2.3.Giải pháp/ biện pháp - Mục tiêu - Nội dung và cách thức thực hiện - Điểm mới của biện pháp - Mối liên hệ của các giải pháp/biện pháp - Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài nghiên cứu 2.4. Kết quả đạt được quả khảo nghiệm, đánh giá 3. Kết luận, khuyến nghị 3.1. Kết luận - Tổng kết khái quát các nội dung nghiên cứu - Kết quả của nội dung nghiên cứu 3.2. Khuyến nghị (Nêu cụ thể đối tượng kiến nghị, nội dung kiến nghị; với Ai?; nội dung gì?) 4. Tài liệu tham khảo (Theo quy định, xếp theo thứ tự chữ cái) 5. Phụ lục (Nếu có) |
Xem thêm chi tiết cách viết sáng kiến kinh nghiệm dành cho giáo viên tiểu học công lập TẠI ĐÂY
Sáng kiến kinh nghiệm là gì? Mẫu Sáng kiến kinh nghiệm dành cho giáo viên tiểu học công lập mới nhất? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học công lập được quy định thế nào?
Giáo viên tiểu học công lập có những nhiệm vụ tại Điều 27 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT như sau:
(1) Giáo viên có những nhiệm vụ sau đây
- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
- Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
- Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.
- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.
(2) Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại mục (1), còn có các nhiệm vụ sau đây:
- Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
(3) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.