Sản xuất ngọc trai nhân tạo thuộc nhóm ngành kinh tế nào? Có thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện không?
Sản xuất ngọc trai nhân tạo thuộc nhóm ngành kinh tế nào?
Sản xuất ngọc trai nhân tạo có mã ngành kinh tế được quy định tại STT 32 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg có quy định như sau:
321: Sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan
Nhóm này gồm: Sản xuất đồ trang sức và trang sức mỹ ký.
3211 - 32110: Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan
Nhóm này gồm:
- Sản xuất ngọc trai nhân tạo;
- Sản xuất đá quý và đá bán quý, bao gồm đá công nghiệp và đá quý hoặc bán quý tái phục hồi hoặc nhân tạo;
- Làm kim cương;
- Sản xuất đồ trang sức bằng kim loại quý hoặc kim loại cơ bản mạ kim loại quý hoặc đá quý hoặc đá nửa quý, hoặc kim loại quý tổng hợp và đá quý hoặc đá nửa quý hoặc các kim loại khác;
- Sản xuất các chi tiết vàng bạc bằng kim loại quý hoặc kim loại cơ bản mạ kim loại quý như: Đồ ăn như dao, dĩa, thìa bát đĩa..., ấm chén, các chi tiết vệ sinh, các chi tiết trong văn phòng, các chi tiết sử dụng trong tôn giáo...
- Sản xuất các chi tiết kỹ thuật hoặc thí nghiệm bằng kim loại quý (trừ dụng cụ hoặc các phần tương tự): nồi nấu kim loại, bàn xẻng, thử cực dương của kim loại...
- Đồng hồ bằng kim loại (quý); cổ tay áo, dây đồng hồ, hộp thuốc lá;
- Sản xuất đồng xu, bao gồm đồng xu dùng trong các phiên đấu thầu pháp lý, bằng hoặc không bằng kim loại quý.
Nhóm này cũng gồm: Chạm khắc sản phẩm kim loại quý hoặc không quý của cá nhân.
Loại trừ:
- Sản xuất dây đeo đồng hồ phi kim loại (bằng da, nhựa...) được phân vào nhóm 15120 (Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm);
- Sản xuất các chi tiết bằng kim loại cơ sở mạ kim loại quý được phân vào ngành 25 (Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị);
- Sản xuất hộp đồng hồ được phân vào nhóm 2652 (Sản xuất đồng hồ);
- Sản xuất dây đeo đồng hồ kim loại thường được phân vào nhóm 32120 (Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan);
- Sản xuất đồ trang sức giả được phân vào nhóm 32120 (Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan).
Như vậy, theo quy định trên thì sản xuất ngọc trai nhân tạo thuộc nhóm ngành kinh tế là 3211 – 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan).
Sản xuất ngọc trai nhân tạo thuộc nhóm ngành kinh tế nào? Có thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện không? (Hình từ Internet)
Sản xuất ngọc trai nhân tạo có thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?
Sản xuất ngọc trai nhân tạo có thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 có quy định ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
…
Theo đó danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 không có quy định về sản xuất ngọc trai nhân tạo.
Cho nên sản xuất ngọc trai nhân tạo không thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn MTV sản xuất ngọc trai nhân tạo thì cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn MTV sản xuất ngọc trai nhân tạo thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.