Sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền? Trong lĩnh vực giao thông đường bộ có các biện pháp khắc phục hậu quả nào?
Sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép như sau:
“Điều 29. Xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.”.
Theo đó, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Ngoài việc bị phạt tiền, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép.
Sản xuất, lắp ráp trái phép
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ có các biện pháp khắc phục hậu quả nào?
Theo khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng như sau:
- Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
+ Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
+ Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
+ Buộc phải tháo dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông hoặc buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định;
+ Buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, đinh, vật sắc nhọn, dây, các loại vật dụng, vật cản khác;
+ Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định hoặc buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định;
+ Buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ;
+ Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị theo quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;
+ Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
+ Buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định;
+ Buộc phải gắn hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc buộc phải niêm yết cụm từ “XE TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”, “XE DU LỊCH” theo đúng quy định;
+ Buộc phải cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;
+ Buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
+ Buộc phải ký hợp đồng với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe;
+ Buộc phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
+ Buộc phải bố trí người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải đủ điều kiện theo quy định;
+ Buộc phải lắp đặt camera, dây an toàn, đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;
+ Buộc phải cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định;
+ Buộc phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
+ Buộc phải lập, cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của lái xe, các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị theo quy định;
+ Buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;
+ Buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
+ Buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
+ Buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên hoặc thủ tục đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Buộc phải đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.
Nguyên tắc áp dụng là gì?
Theo khoản 2 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cụ thể:
Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả
+ Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.