Sản xuất đồ gỗ có được xem là ngành nghề nông thôn không? Dự án phát triển sản xuất đồ gỗ được hỗ trợ từ ngân sách trung ương như thế nào?
Sản xuất đồ gỗ có được xem là ngành nghề nông thôn không?
Sản xuất đồ gỗ có được xem là ngành nghề nông thôn không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP như sau:
Các hoạt động ngành nghề nông thôn
Các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
4. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.
5. Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
6. Sản xuất muối.
7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Như vậy, theo quy định trên thì sản xuất đồ gỗ là một trong các hoạt động ngành nghề nông thôn.
Sản xuất đồ gỗ có được xem là ngành nghề nông thôn không? Dự án phát triển sản xuất đồ gỗ được hỗ trợ từ ngân sách trung ương như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất đồ gỗ được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất như thế nào?
Cơ sở sản xuất đồ gỗ được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 52/2018/NĐ-CP như sau:
Mặt bằng sản xuất
1. Các cơ sở ngành nghề nông thôn đề xuất dự án đầu tư có hiệu quả được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung.
3. Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí để di dời các cơ sở ngành nghề nông thôn ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch, mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất đồ gỗ đề xuất dự án đầu tư có hiệu quả được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Dự án phát triển sản xuất đồ gỗ được hỗ trợ từ ngân sách trung ương như thế nào?
Dự án phát triển sản xuất đồ gỗ được hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 52/2018/NĐ-CP như sau:
- Đối tượng hỗ trợ xây dựng dự án: Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại địa phương.
- Nội dung chi hỗ trợ dự án: Mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án.
- Nguyên tắc ưu tiên:
+ Dự án chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với công nghệ tiên tiến và thiết bị đồng bộ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường;
+ Dự án thuộc chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề;
+ Dự án phát triển hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu;
+ Dự án sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn;
+ Dự án sản xuất, chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn;
+ Dự án sản xuất, chế biến muối sạch; dự án phát triển sinh vật cảnh;
+ Dự án làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái;
+ Dự án sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phẩm nông nghiệp.
- Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.
- Kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ
+ Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở các tỉnh, thành phố khảo sát, lập dự án gửi cơ quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan để xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm.
+ Căn cứ kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án phát triển ngành nghề nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện; cơ quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
+ Cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan ở trung ương được giao kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án phát triển ngành nghề nông thôn phê duyệt kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ Dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông, khuyến công và ngân sách của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.