Sản xuất các phụ kiện vật liệu nổ công nghiệp như dây nổ, kíp nổ,... tuân thủ quy định an toàn thế nào?

Cho tôi hỏi khi sản xuất các phụ kiện vật liệu nổ công nghiệp như dây nổ, kíp nổ, dây cháy chậm, dây dẫn thì phải tuân thủ quy định an toàn trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp như thế nào? Mong được trả lời, tôi cảm ơn.

Sản xuất phụ kiện vật liệu nổ công nghiệp là dây nổ tuân thủ quy định an toàn như thế nào?

Tại Điều 17 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT có quy định an toàn trong sản xuất vật liệu này như sau:

- Quy định an toàn trong quá trình trộn hỗn hợp thuốc nổ và chế tạo dây nổ

+ Không cho phép có người trong buồng trộn hỗn hợp thuốc nổ khi máy trộn đang hoạt động. Khi máy trộn thuốc nổ dừng hoạt động, trong buồng trộn không được nhiều hơn 02 người để lấy sản phẩm thuốc nổ ra ngoài.

+ Không cho phép nhiều hơn 02 người trong phòng cuốn dây nổ.

+ Khối lượng thuốc nổ, sản phẩm để trong buồng trộn hỗn hợp thuốc nổ, phễu cuốn dây nổ, phòng cuốn dây nổ không được lớn hơn khối lượng thuốc nổ tính toán theo quy trình công nghệ.

- Quy định an toàn trong quá trình sản xuất dây nổ chịu nước

+ Máy bọc nhựa phải đặt trong phòng có cửa đóng kín. Quan sát máy làm việc sau một tường ngăn cách (hoặc vách ngăn cách bằng thép) bằng một cửa sổ nhỏ kích thước không hớn hơn 0,2 m x 0,2 m có kính chắn bằng thủy tinh hữu cơ hoặc cửa kéo có cánh cửa bằng thép.

+ Khối lượng dây nổ để trong phòng máy bọc dây không được lớn hơn khối lượng thuốc nổ tính toán theo quy trình công nghệ.

+ Phải có nhiệt kế, thiết bị tự động điều chỉnh để theo dõi, ổn định nhiệt độ của nhựa nóng chảy.

- Phải vệ sinh nhà xưởng sau ca/kíp sản xuất; phải thu gom thuốc nổ bị rơi ra trong quá trình sản xuất vào hòm gỗ riêng; các vật thải khác thu gom riêng để định kỳ đem hủy.

Sản xuất các phụ kiện vật liệu nổ công nghiệp như dây nổ, kíp nổ,... tuân thủ quy định an toàn thế nào?

Sản xuất các phụ kiện vật liệu nổ công nghiệp như dây nổ, kíp nổ,... tuân thủ quy định an toàn thế nào?

Sản xuất phụ kiện vật liệu nổ công nghiệp là kíp nổ tuân thủ quy định an toàn như thế nào?

Tại Điều 18 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT có quy định về an toàn trong sản kíp nổ như sau:

- Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất kíp nổ đều phải được kiểm tra theo quy định tại khoản 8 Điều 5 của Quy chuẩn này. Cụ thể như sau:

"Điều 5. Yêu cầu chung
...
8. Kiểm tra, thử nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm VLNCN
a) Nguyên liệu trước mỗi lần nhập kho hoặc đưa vào sản xuất VLNCN, phải tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật để xem xét sự phù hợp giữa kết quả kiểm tra và yêu cầu về chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật đối với từng loại nguyên liệu.
b) Xác định các chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật của nguyên liệu, bán thành phẩm làm căn cứ cho việc nghiệm thu sản phẩm trong quá trình sản xuất, phải được thực hiện trong phòng thí nghiệm được công nhận.
..."

- Cho phép sử dụng kim loại hoặc vật liệu khi va đập, rơi, ma sát không phát sinh tia lửa (nhôm, đồng, sắt mạ đồng…) để làm vỏ kíp nổ. Không được sử dụng kim loại có khả năng cháy để làm vỏ kíp nổ sử dụng trong hầm lò có nguy hiểm về khí cháy, bụi nổ.

- Phải chuẩn bị và kiểm tra, thử nghiệm chất lượng đạt các thông số quy định đối với các loại thuốc nổ nạp vào ống kíp gồm: Thuốc nổ sơ cấp, thuốc nổ thứ cấp, thuốc mồi cháy đối với kíp nổ điện số 8 và thuốc giữ chậm đối với kíp nổ điện vi sai, kíp nổ điện vi sai an toàn, kíp nổ vi sai phi điện, kíp nổ vi sai phi điện nổ chậm LP; mồi lửa điện của các loại kíp nổ điện trước khi chuyển tới nơi sản xuất kíp nổ.

- Khối lượng thuốc nổ để nạp vào kíp nổ và số lượng kíp nổ để tại một vị trí bàn làm việc của các công đoạn không được vượt quá khối lượng và số lượng tính toán theo quy trình công nghệ.

- Bàn để thao tác các công việc về kíp nổ phải lót tấm lót mềm, xung quanh bàn phải có gờ bằng gỗ cao không nhỏ hơn 2,0 cm. Nền nhà phải phủ một lớp lót mềm.

- Không được để rơi, va đập kíp nổ khi đã nạp thuốc, tra nhóm phát hỏa.

- Quy định về bao gói, đóng gói kíp

+ Phải chứa kíp nổ cùng loại (giống nhau chủng loại, cường độ, chỉ số kíp) và cùng một lô sản xuất trong một hộp chứa kíp. Khi xếp phải chèn khít bằng các loại vật liệu mềm, không phát sinh tia lửa do ma sát và tĩnh điện để chống xê dịch, va đập trong quá trình vận chuyển.

+ Các loại kíp nổ điện, kíp nổ điện vi sai sau khi đã chế tạo hoàn chỉnh, khi bó thành bó các phần đầu dây không bọc nhựa phải đấu chập lại với nhau, gắn dấu số kíp và thời gian vi sai hoặc thời gian nổ chậm.

+ Kíp nổ vi sai phi điện đã chế tạo hoàn chỉnh, sử dụng dây mềm bó lại thành từng bó, mỗi bó kíp được bảo quản trong một túi (PE hoặc màng phức hợp) hàn kín, sau đó các túi được bảo quản trong hộp giấy có nẹp. Số lượng bảo quản trong túi, hộp giấy tùy theo từng sản phẩm với quy định của tổ chức sản xuất.

Sản xuất phụ kiện vật liệu nổ công nghiệp là dây cháy chậm, dây dẫn tuân thủ quy định an toàn như thế nào?

Tại Điều 19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT quy định an toàn trong sản xuất các vật liệu này như sau:

"Điều 19. Quy định về an toàn trong sản xuất dây cháy chậm, dây dẫn tín hiệu nổ
1. Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất thuốc lõi của dây cháy chậm, thuốc truyền nổ trong dây dẫn tín hiệu nổ phải được kiểm tra theo quy định tại khoản 8 Điều 5 của Quy chuẩn này.
2. Trước khi chuyển tới vị trí sản xuất, các nguyên liệu để chế tạo lõi thuốc dây cháy chậm, thuốc truyền nổ trong dây dẫn tín hiệu nổ (thuốc nổ đen, thuốc nổ thứ cấp) phải được kiểm tra chất lượng đạt các thông số kỹ thuật theo quy định tại phòng thử nghiệm của tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
3. Khối lượng thuốc nổ để nạp vào dây cháy chậm, dây dẫn tín hiệu nổ tại một vị trí làm việc không được vượt quá khối lượng và số lượng tính toán theo quy trình công nghệ.
4. Bàn thao tác các công việc sản xuất dây cháy chậm, dây dẫn tín hiệu nổ phải lót tấm lót mềm. Nền nhà phải phủ một lớp lót mềm.
5. Quy định về bao gói, đóng gói
a) Dây cháy chậm, dây dẫn tín hiệu nổ sau khi đã chế tạo hoàn chỉnh, phải được cuốn thành cuộn, phần đầu được hàn hoặc bọc kín.
b) Phải chèn khít dây cháy chậm, dây dẫn tín hiệu nổ để chống xê dịch, va đập trong quá trình vận chuyển.
c) Mỗi hộp bảo quản phải có nhãn ngoài hộp đề rõ:
- Đơn vị sản xuất;
- Tên loại sản phẩm;
- Ngày tháng, năm, sản xuất;
- Lô sản xuất;
- Số lượng;
- Ký hiệu về bảo quản và an toàn."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,270 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào