Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là gì? Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được đánh giá phù hợp TCVN theo phương thức nào?
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là gì?
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 109/2018/NĐ-CP thì sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là sản phẩm hữu cơ) là thực phẩm, dược liệu (bao gồm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền), mỹ phẩm và sản phẩm khác hoặc giống cây trồng, vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản được sản xuất, chứng nhận và ghi nhãn phù hợp theo quy định tại Nghị định này.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là gì? Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được đánh giá phù hợp TCVN theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có cần phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn không?
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có cần phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn không, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 109/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ
1. Quản lý các tài nguyên (bao gồm đất, nước, không khí) theo nguyên tắc hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn.
2. Không dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường chung quanh.
3. Không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sản xuất hữu cơ.
4. Đối xử với động vật, thực vật một cách có trách nhiệm và nâng cao sức khỏe tự nhiên của chúng.
5. Sản phẩm hữu cơ phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Như vậy, theo quy định trên thì sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được đánh giá phù hợp TCVN theo phương thức nào?
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được đánh giá phù hợp TCVN theo phương thức được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 109/2018/NĐ-CP như sau:
Chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ
1. Phương thức đánh giá sản phẩm hữu cơ:
Sản phẩm hữu cơ được đánh giá phù hợp TCVN theo phương thức đánh giá, giám sát quá trình sản xuất và thử nghiệm mẫu điển hình lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường khi nghi ngờ việc sử dụng vật tư đầu vào ngoài danh mục cho phép tại TCVN về nông nghiệp hữu cơ hoặc sản phẩm nhiễm kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt quy định, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do tổ chức chứng nhận cấp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có giá trị trong 02 năm.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về đánh giá, giám sát sau khi cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ.
Như vậy, theo quy định trên thì sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được đánh giá phù hợp TCVN theo phương thức đánh giá, giám sát quá trình sản xuất và thử nghiệm mẫu điển hình lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường khi nghi ngờ việc sử dụng vật tư đầu vào ngoài danh mục cho phép tại TCVN về nông nghiệp hữu cơ hoặc sản phẩm nhiễm kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt quy định, quy chuẩn kỹ thuật.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhập khẩu không đáp ứng đầy đủ quy định thì có cần nhãn phụ không?
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhập khẩu không đáp ứng đầy đủ quy định thì có cần nhãn phụ không, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 109/2018/NĐ-CP như sau:
Công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn sản phẩm hữu cơ
1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng:
a) Công bố tên, số hiệu tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ áp dụng và các yêu cầu khác theo quy định pháp luật;
b) Đối với mỹ phẩm hữu cơ ngoài quy định tại điểm a Khoản này phải công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
2. Ghi nhãn theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và quy định ghi nhãn thực phẩm, nhãn dược liệu, nhãn mỹ phẩm, nhãn thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và các quy định sau đây:
a) Việc sử dụng cụm từ “100% hữu cơ”, “hữu cơ” hoặc “sản xuất từ thành phần hữu cơ” kèm theo tỷ lệ các thành phần cấu tạo trên nhãn sản phẩm hữu cơ theo quy định tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ;
b) Sản phẩm hữu cơ sản xuất tại Việt Nam phải ghi rõ mã số giấy chứng nhận, ngày cấp, tên đầy đủ hoặc tên viết tắt, mã số của tổ chức chứng nhận;
c) Sản phẩm hữu cơ nhập khẩu có nhãn không đáp ứng đầy đủ quy định tại Nghị định này thì phải có nhãn phụ theo quy định.
3. Khuyến khích sử dụng mã số, mã vạch, gắn “Nhãn xanh Việt Nam”, nhãn sinh thái trên nhãn sản phẩm hữu cơ theo quy định pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhập khẩu không đáp ứng đầy đủ quy định tại Nghị định này thì phải có nhãn phụ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.