Sản phẩm cá tra phi lê động lạnh phải đảm bảo về các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn thực phẩm như thế nào?

Cho tôi hỏi đối với sản xuất cá tra phi lê động lạnh để xuất khẩu thì phải đảm bảo về các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn thực phẩm thế nào? Thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm này thế nào? - Câu hỏi của anh Quang (Bình Định).

Đối với cá tra phi lê đông lạnh phải đảm bảo về chỉ tiêu chất lượng như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 - 27: 2017/BNNPTNT về Sản phẩm thuỷ sản – Cá tra phi lê đông lạnh thì với sản phẩm là cá tra phi lê đông lạnh phải đảm bảo về chất lượng theo 03 chỉ tiêu sau:

1) Tỷ lệ mạ băng:

Tỷ lệ mạ băng không được lớn hơn 20 % khối lượng tổng của sản phẩm.

2) Hàm lượng nước

Hàm lượng nước không được lớn hơn 86 % khối lượng tịnh của sản phẩm.

3) Chỉ tiêu cảm quan

* Xác định khuyết tật

Đơn vị mẫu được coi là khuyết tật khi có một hoặc nhiều đặc tính được xác định dưới đây:

- Cháy lạnh:

Có trên 10 % diện tích bề mặt của một đơn vị sản phẩm có biểu hiện sự thất thoát quá mức về độ ẩm như có màu trắng hoặc màu vàng khác thường trên bề mặt che kín màu sắc của thịt cá và thấm sâu vào sản phẩm, khó loại bỏ bằng dao hoặc dụng cụ sắc nhọn khác mà không ảnh hưởng đến trạng thái bên ngoài của sản phẩm.

- Tạp chất:

Bất kỳ chất nào có mặt trong đơn vị mẫu mà không phải là thành phần của sản phẩm (không bao gồm vật liệu bao gói và nước mạ băng) dễ dàng phát hiện, cho thấy sự không phù hợp với quy phạm sản xuất và quy phạm vệ sinh tốt.

- Sót xương:

Trong 1 kg mẫu sản phẩm có nhiều hơn một xương với chiều dài lớn hơn hoặc bằng 10 mm hoặc có đường kính lớn hơn hoặc bằng 1 mm; xương với chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm và đường kính nhỏ hơn 2 mm thì không được coi là sót xương. Mảnh xương (được cắt ra từ xương cột sống) được bỏ qua nếu nó có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 2 mm hoặc có thể dễ dàng gỡ được bằng móng tay.

- Đốm đỏ:

Cơ thịt cá tra phi lê xuất hiện các đốm máu đông do cá bị bệnh hoặc tổn thương cơ học trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản xuất.

- Ký sinh trùng:

Có sự hiện diện của ký sinh trùng có đường kính nang lớn hơn 3 mm hoặc ký sinh trùng không kết nang có chiều dài lớn hơn 10 mm.

- Mùi, vị lạ:

Sản phẩm bị ảnh hưởng bởi mùi hoặc vị không mong muốn, bền và dễ nhận biết, biểu hiện của sự phân huỷ hoặc ôi dầu.

* Mức chấp nhận khuyết tật về cảm quan

Số mẫu được xác định khuyết tật như đã nêu trên không được vượt quá mức chấp nhận được nêu tại Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 - 27: 2017/BNNPTNT về Sản phẩm thuỷ sản – Cá tra phi lê đông lạnh.

Cá tra phi lê đông lạnh

Cá tra phi lê đông lạnh (Hình từ Internet)

Đối với cá tra phi lê đông lạnh phải đảm bảo về chỉ tiêu an toàn thực phẩm như thế nào?

Theo nội dung tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 - 27: 2017/BNNPTNT thì yêu cầu đối về chỉ tiêu an toàn thực phẩm với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh như sau:

- Chỉ tiêu vi sinh vật theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-3: 2012/BYT.

- Chỉ tiêu hoá học

+ Dư lượng thuốc thú y theo Thông tư 24/2013/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế.

+ Hàm lượng kim loại nặng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2: 2011/BYT.

+ Hàm lượng phụ gia thực phẩm theo Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 (Đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 24/2019/TT-BYT)

Thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh thế nào?

Theo nội dung được nêu tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 - 27: 2017/BNNPTNT thì các sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh bao gói sẵn lưu thông trên thị trường trong nước phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này. Cụ thể như sau:

Công bố hợp quy
3.2.1. Sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh bao gói sẵn lưu thông trên thị trường trong nước phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
3.2.2. Phương thức, trình tự, thủ tục, hồ sơ công bố hợp quy được thực hiện theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.2.3. Việc đánh giá sự phù hợp do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoặc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự thực hiện và gửi mẫu điển hình đến tổ chức thử nghiệm đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định để phân tích các chỉ tiêu theo quy định tại mục 2 của QCVN này.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,053 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào