Sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác dùng cho sản xuất phi nông nghiệp tính như thế nào?
- Sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác dùng cho sản xuất phi nông nghiệp tính như thế nào?
- Thời điểm bắt đầu vận hành công trình khai thác tài nguyên nước có sự thay đổi sau khi được cấp quyền khai thác thì tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước có được điều chỉnh hay không?
- Thủ tục điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thực hiện theo trình tự nào?
Sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi khai thác dùng cho sản xuất phi nông nghiệp tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, đối với trường hợp sản xuất phi nông nghiệp, thuộc các trường hợp khác với quy định tại khoản 1 Điều này, sản lượng khai thác tài nguyên nước được tính như sau:
"... sản lượng khai thác tính bằng lưu lượng khai thác lớn nhất (đơn vị tính là m3/ngày đêm) quy định trong giấy phép nhân (x) chế độ khai thác trong năm và nhân (x) thời gian tính tiền (ngày)."
Cụ thể:
(1) Chế độ khai thác trong năm được tính bằng số ngày khai thác trong năm chia (/) 365 ngày. Trường hợp giấy phép không quy định thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày.
(2) Thời gian tính tiền được tính bằng ngày và được xác định như sau:
a) Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp giấy phép, tính từ thời điểm giấy phép có hiệu lực đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực;
b) Trường hợp công trình chưa vận hành, tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.
Thời điểm bắt đầu vận hành là thời điểm hoàn thành việc đầu tư xây dựng, đưa công trình khai thác nước vào vận hành chính thức, được xác định theo hồ sơ thiết kế, dự kiến của chủ đầu tư hoặc căn cứ vào thực tế.
Bên cạnh đó, nếu trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước của công ty bạn được dùng cho nhiều mục đích thì sản lượng khai thác để tính tiền cấp quyền khai thác được tính cho từng mục đích sử dụng theo quy định của Nghị định này và được xác định như sau:
- Chủ giấy phép phải tự xác định, kê khai sản lượng nước khai thác cho từng mục đích sử dụng và thuyết minh căn cứ xác định sản lượng nước được khai thác để sử dụng cho các mục đích đó. Phần sản lượng không xác định được rõ mục đích sử dụng thì được áp dụng cho mục đích sử dụng có mức thu cao nhất ghi trong giấy phép;
- Trường hợp nhiều công trình khai thác nước cùng cung cấp cho một hệ thống cấp nước tập trung thì sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác nước cho từng mục đích của mỗi công trình được xác định theo tỷ lệ cấp nước cho các mục đích của hệ thống cấp nước tập trung đó;
- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng nước phục vụ sinh hoạt trong phạm vi cơ sở đó thì toàn bộ lượng nước sử dụng được tính cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở đó. Trường hợp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ngoài phạm vi cơ sở đó thì được tính là cấp nước sinh hoạt và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho phần sản lượng này.
Khai thác tài nguyên nước cho sản xuất phi nông nghiệp
Thời điểm bắt đầu vận hành công trình khai thác tài nguyên nước có sự thay đổi sau khi được cấp quyền khai thác thì tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước có được điều chỉnh hay không?
Trường hợp điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được xem xét điều chỉnh khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 41/2021/NĐ-CP, bao gồm:
- Có sự điều chỉnh nội dung của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mà dẫn đến sự thay đổi về căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác theo quy định của Nghị định này hoặc dẫn đến có sự thay đổi về nội dung phê duyệt tiền cấp quyền khai thác trước đó;
- Có sự điều chỉnh về điện lượng trung bình hàng năm (E0) so với hồ sơ thiết kế của công trình thủy điện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản;
- Công trình bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không thể tiếp tục khai thác được hoặc phải ngừng khai thác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mức điều chỉnh giảm được tính trên cơ sở số ngày công trình phải ngừng khai thác;
- Việc điều chỉnh chỉ thực hiện đối với thời hạn còn lại của giấy phép. Mức điều chỉnh tăng không quá 20% so với số tiền còn lại phải nộp đã được phê duyệt trước đó, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy:
- Trường hợp thời điểm bắt đầu vận hành công trình khai thác tài nguyên nước có sự thay đổi, điều chỉnh thuộc nội dung điều chỉnh của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Đồng thời sự điều chỉnh trên dẫn đến sự thay đổi về căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định hoặc dẫn đến sự thay đổi về nội dung phê duyệt tiền cấp quyền khai thác trước đó
Thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục luật định.
Thủ tục điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 41/2021/NĐ-CP, trình tự điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trường hợp có sự điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân nộp Bản kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ được thực hiện đồng thời với việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép về tài nguyên nước;
- Khi điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước phải căn cứ vào giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ hồ sơ điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.