San lấp đất cát ở hành lang đê điều ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
Khi san lấp đất cát, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định Điều 170 Luật Đất đai 2013 thì hi san lấp đất cát, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ như sau:
"Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng."
San lấp đất cát ở hành lang đê điều ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
San lấp đất cát có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về hành vi bị nghiêm cấm như sau;
"Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật."
Và theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hủy hoại đất như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
25. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định."
Như vậy, nếu san lấp đất cát làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định thì đây là hành vi bị cấm theo quy định của luật.
San lấp đất cát ở hành lang đê điều ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
Như trên đã đề cập về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân có hành vi san lấp đất ở hành lang đê điều gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể như sau:
Căn cứ điểm b khoản 3 và khoản 5 Điều 26 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:
"Điều 26. Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước
...
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, trừ các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:
...
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai
Theo đó hành vi này bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc phá dỡ công trình vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Lưu ý: Trên đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP)
Theo đó, nếu có hành vi san, lấp bờ sông, suối, rạch, hồ chứa nước thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và môi trường (trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách luật định) thì bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và buộc phải khắc phục hậu quả đã xảy ra. Còn đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần cá nhân, tức bị phạt từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.