Sai số về kích cỡ của vải quả tươi được quy định như thế nào? Vải quả tươi trong mỗi bao bì có cần phải đồng đều không?

Cho tôi hỏi sai số về kích cỡ của vải quả tươi được quy định như thế nào? Vải quả tươi trong mỗi bao bì có cần phải đồng đều không? Việc ghi nhãn trên vải quả tươi được quy định ra sao? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Nhật Anh đến từ Bến Tre.

Sai số về kích cỡ của vải quả tươi được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9767:2013 (CODEX STAN 196-1995, sửa đổi 2:2011) quy định sai số về kích cỡ của vải quả tươi như sau:

Yêu cầu về sai số
Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ trong mỗi bao bì đối với những quả không đáp ứng các yêu cầu quy định của mỗi hạng.
4.1. Sai số về chất lượng
4.1.1. Hạng “đặc biệt”
Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng vải quả tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số của hạng I.
4.1.2. Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng vải quả tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số của hạng II.
4.1.3. Hạng II
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng vải quả tươi không đáp ứng yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác không thích hợp cho việc sử dụng.
4.2. Sai số về kích cỡ
Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng vải quả tươi không đáp ứng các yêu cầu về kích cỡ tối thiểu miễn là đường kính quả không nhỏ hơn 15 mm trong tất cả các hạng và/hoặc chênh lệch kích cỡ tối đa là 10 mm.

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc sai số về kích cỡ của vải quả tươi đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng vải quả tươi không đáp ứng các yêu cầu về kích cỡ tối thiểu miễn là đường kính quả không nhỏ hơn 15 mm trong tất cả các hạng và/hoặc chênh lệch kích cỡ tối đa là 10 mm.

Vải quả tươi

Vải quả tươi (Hình từ Internet)

Vải quả tươi trong mỗi bao bì có cần phải đồng đều không?

Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9767:2013 (CODEX STAN 196-1995, sửa đổi 2:2011) quy định như sau:

Yêu cầu về cách trình bày
5.1. Độ đồng đều
Vải quả tươi trong mỗi bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ hoặc loại giống, chất lượng, kích cỡ và màu sắc. Phần nhìn thấy được của quả trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.
5.2. Bao gói
Vải quả tươi phải được bao gói sao cho có thể bảo vệ được sản phẩm một cách tốt nhất. Vật liệu được sử dụng bên trong bao bì phải mới2), sạch và có chất lượng tốt để không làm hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem theo các yêu cầu thương mại với điều kiện là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Vải quả tươi cần được đóng gói trong bao bì phù hợp với TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44-1995, Amd.1- 2004), Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi
Tuy nhiên, khi vải quả tươi ở dạng chùm thì có thể cho phép có một số lá tươi.
...

Như vậy, vải quả tươi trong mỗi bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ hoặc loại giống, chất lượng, kích cỡ và màu sắc.

Phần nhìn thấy được của quả trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.

Việc ghi nhãn trên vải quả tươi được quy định ra sao?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9767:2013 (CODEX STAN 196-1995, sửa đổi 2:2011) quy định như sau:

Ghi nhãn
6.1. Bao bì bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd. 7-2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1. Tên sản phẩm
Nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ bên ngoài thì mỗi bao bì phải được dán nhãn ghi tên sản phẩm và có thể ghi tên giống hoặc loại giống.
6.2. Bao bì không dùng để bán lẻ
Mỗi bao bì sản phẩm phải bao gồm các thông tin dưới đây, các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo. Đối với sản phẩm được vận chuyển rời thì cần phải có tài liệu kèm theo lô hàng.
6.2.1. Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã số nhận biết (tùy chọn)3).
6.2.2. Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm, nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ bên ngoài. Tên của giống và/hoặc tên thương mại (tùy chọn). Quy định “dạng chùm”, nếu áp dụng.
6.2.3. Nguồn gốc sản phẩm
Tên quốc gia xuất xứ, hoặc vùng trồng vải hoặc tên quốc gia, khu vực, địa phương trồng vải.
6.2.4. Nhận biết về thương mại
- hạng;
- khối lượng tịnh (tùy chọn).
6.2.5. Dấu kiểm định (tùy chọn)

Như vậy, việc ghi nhãn trên vải quả tươi được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

855 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào