Sa mạc hóa được hiểu như thế nào? Liên hợp quốc ban hành Công ước Chống sa mạc hóa nhằm mục đích gì?

Em ơi cho anh hỏi: Sa mạc hóa được hiểu như thế nào? Liên hợp quốc ban hành Công ước Chống sa mạc hóa nhằm mục đích gì? Và để thực hiện mục tiêu của Công ước này thì các bên cần bảo đảm những nguyên tắc nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Hải đến từ Đà Nẵng.

Sa mạc hóa được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 1 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

"sa mạc hoá" có nghĩa là sự suy thoái của đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau như thay đổi khí hậu, kể cả hoạt động của con người gây ra.

Theo đó, sa mạc hóa được hiểu là sự suy thoái của đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau như thay đổi khí hậu, kể cả hoạt động của con người gây ra.

Sa mạc hóa

Sa mạc hóa (Hình từ Internet)

Liên hợp quốc ban hành Công ước Chống sa mạc hóa nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo Điều 2 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Mục tiêu
1. Mục tiêu của Công ước này là để chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán ở các vùng bị hạn hán và sa mạc hoá nghiêm trọng như ở Châu Phi, áp dụng các biện pháp có hiệu quả và sự trợ giúp quốc tế để giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc và hạn hán phát triển bền vững.
2. Để đạt được mục tiêu này cần có chiến lược tổng thể dài hạn, tập trung vào việc cải tạo đất, khôi phục, bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất và nước, và cải thiện điều kiện sống của người dân.

Như vậy, Liên hợp quốc ban hành Công ước Chống sa mạc hóa nhằm mục đích là để chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán ở các vùng bị hạn hán và sa mạc hoá nghiêm trọng như ở Châu Phi, áp dụng các biện pháp có hiệu quả và sự trợ giúp quốc tế để giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc và hạn hán phát triển bền vững.

Để đạt được mục tiêu này cần có chiến lược tổng thể dài hạn, tập trung vào việc cải tạo đất, khôi phục, bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất và nước, và cải thiện điều kiện sống của người dân.

Để thực hiện mục tiêu của Công ước Chống sa mạc hóa thì các bên cần bảo đảm những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 3 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Nguyên tắc
Để thực hiện mục tiêu của Công ước các bên sẽ phải :
(a) bảo đảm rằng các quyết định trong việc thiết kế và thực thi chương trình chống sa mạc hoá và hạn hán phải có sự tham gia của nhân dân và cộng đồng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ở cấp quốc gia và cấp địa phương.
(b) tăng cường hợp tác ở cấp tiểu vùng, vùng và quốc tế và huy động khi cần thiết nguồn tài chính, tổ chức và kỹ thuật.
(c) hợp tác với các cơ quan cấp chính phủ, cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ nâng cao nhận thức của dân về đặc tính và giá trị của nguồn tài nguyên đất đai và nước để sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên này.
(d) cần quan tâm đặc biệt đến các nước đang phát triển hiện đang bị sa mạc hoá và hạn hán .

Như vậy, để thực hiện mục tiêu của Công ước Chống sa mạc hóa thì các bên cần bảo đảm những nguyên tắc sau:

- Bảo đảm rằng các quyết định trong việc thiết kế và thực thi chương trình chống sa mạc hoá và hạn hán phải có sự tham gia của nhân dân và cộng đồng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ở cấp quốc gia và cấp địa phương.

- Tăng cường hợp tác ở cấp tiểu vùng, vùng và quốc tế và huy động khi cần thiết nguồn tài chính, tổ chức và kỹ thuật.

- Hợp tác với các cơ quan cấp chính phủ, cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ nâng cao nhận thức của dân về đặc tính và giá trị của nguồn tài nguyên đất đai và nước để sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên này.

- Cần quan tâm đặc biệt đến các nước đang phát triển hiện đang bị sa mạc hoá và hạn hán .

Các bên khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp quốc sẽ có những nghĩa vụ chung gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 4 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Nghĩa vụ chung
1. Các bên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước. Cá nhân hay tập thể, bằng hình thức song phương hay đa phương, cần có nỗ lực hợp tác để xây dựng một chiến lược lâu dài ở mọi cấp.
2. Để thực hiện mục tiêu của Công ước các bên sẽ:
a) xây dựng một phương pháp đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề về lý học, sinh học, kinh tế xã hội của quá trình sa mạc hoá.
b) quan tâm đến các nước đang phát triển hiện đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc và khô hạn, buôn bán quốc tế, nợ nước ngoài để xây dựng một nền kinh tế bền vững
c) kết hợp chiến lược xoá đói giảm nghèo với phòng chống sa mạc hoá.
d) tăng cường hợp tác giữa các nước bị sa mạc và hạn hán để bảo vệ môi trường, nguồn đất và nước.
e) tăng cường hợp tác quốc tế, vùng và tiểu vùng.
f) hợp tác giữa các tổ chức liên chính phủ.
g) thành lập các tổ chức cần thiết, tránh sự trùng lập.
h) tăng cường sử dụng hệ thống tài chính song phương và đa phương hiện có để có thể huy động và hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá và hạn hán,
3. Các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sa mạc có trách nhiệm giúp thực hiện công ước.

Theo đó, các bên khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp quốc sẽ có những nghĩa vụ chung được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,209 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào