Rút tiền gửi tiết kiệm của người đã mất tại chi nhánh ngân hàng khác nơi mở sổ tiết kiệm có được không?
Rút tiền gửi tiết kiệm của người đã mất tại chi nhánh ngân hàng khác nơi mở sổ có được hay không?
Liên quan đến việc rút tiền gửi tiết kiệm của người đã mất, việc đầu tiên phải làm là thủ tục liên quan đến thừa kế, nếu như đã làm xong thủ tục này thì mình có thể đến bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng đã mở sổ tiết kiệm để rút tiền đều được.
Việc này trong Quy chế của từng ngân hàng sẽ có quy định, đồng thời theo quy định tại Điều 8 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có nêu:
Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm
1. Tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là địa điểm giao dịch), trừ trường hợp nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.
2. Đối với mỗi Thẻ tiết kiệm, tổ chức tín dụng được nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp Thẻ tiết kiệm hoặc các địa điểm giao dịch khác của tổ chức tín dụng. Trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức tín dụng phải đảm bảo việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
Thẻ tiết kiệm (còn gọi là sổ tiết kiệm), thì theo quy định trên, ngân hàng sẽ chi trả tiền gửi tại địa điểm giao dịch nơi đã cấp thẻ HOẶC các địa điểm giao dịch khác của ngân hàng (địa điểm thuộc mạng lưới hoạt động của ngân hàng).
Vì vậy, việc nhận tiền gửi tại chi nhánh khác không ảnh hưởng, các ngân hàng hiện tại đều sử dụng hệ thống tự động theo dõi và lưu trữ thông tin khách hàng, tài khoản, chữ ký, ảnh, tính toán số tiền lãi đến thời điểm khách rút tiền và đóng tài khoản; theo dõi biến động... trên toàn hệ thống của ngân hàng đó đều được.
Tiền gửi tiết kiệm được phân loại theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Hình thức tiền gửi tiết kiệm
1. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:
a) Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định;
b) Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.
2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.
Như vậy, hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại như sau:
- Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
- Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định
- Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.
Tiền gửi tiết kiệm
Tổ chức tín dụng nhận, gửi tiền gửi tiết kiệm trong phạm vi nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Phạm vi nhận, gửi tiền gửi tiết kiệm
1. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi tiết kiệm phù hợp với phạm vi hoạt động được phép theo quy định của pháp luật và Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng.
2. Công dân Việt Nam được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam; Công dân Việt Nam là người cư trú được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi tiết kiệm phù hợp với phạm vi hoạt động được phép theo quy định của pháp luật và Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó,Công dân Việt Nam được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam; Công dân Việt Nam là người cư trú được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.