Rượu nhập lậu bị tịch thu buộc phải tiêu hủy khi nào? Tiêu hủy rượu nhập lậu theo phương pháp nào?
Rượu nhập lậu bị tịch thu buộc phải tiêu hủy khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC, có quy định về xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu như sau:
Xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu
1. Rượu nhập lậu bị tịch thu trong một vụ vi phạm buộc phải tiêu hủy trong các trường hợp sau:
a) Không có nhãn hiệu, không xác định được nhà sản xuất;
b) Có số lượng dưới 100 (một trăm) đơn vị sản phẩm;
c) Có số lượng từ 100 (một trăm) đơn vị sản phẩm trở lên được giám định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này nhưng có tối thiểu 01 (một) đơn vị sản phẩm trên tổng số mẫu được giám định có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng không phù hợp với thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng tương ứng của sản phẩm rượu đối chứng cùng loại do nhà sản xuất chính thống cung cấp, hoặc không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc không phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng) thì bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
2. Rượu nhập lậu được bán đấu giá nếu toàn bộ số mẫu giám định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng phù hợp với thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng tương ứng của sản phẩm rượu đối chứng cùng loại do nhà sản xuất chính thống cung cấp và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng). Trình tự thủ tục thực hiện việc bán đấu giá, kinh phí thu được phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
…
Như vậy, theo quy định trên thì rượu nhập lậu bị tịch thu buộc phải tiêu hủy trong các trường hợp sau:
- Không có nhãn hiệu, không xác định được nhà sản xuất;
- Có số lượng dưới 100 đơn vị sản phẩm;
- Có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm trở lên được giám định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này nhưng có tối thiểu 01 đơn vị sản phẩm trên tổng số mẫu được giám định có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng không phù hợp với thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng tương ứng của sản phẩm rượu đối chứng cùng loại do nhà sản xuất chính thống cung cấp, hoặc không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc không phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng) thì bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Rượu nhập lậu (Hình từ Internet)
Phương pháp tiêu hủy rượu nhập lậu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC, có quy định về xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu như sau:
Xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu
…
3. Phương pháp tiêu huỷ:
Rượu nhập lậu và các vật dụng chứa đựng bị tịch thu, tiêu hủy hoàn toàn theo phương pháp phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường.
4. Cơ quan tiêu huỷ :
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vụ việc thành lập hội đồng tiêu hủy, tổ chức việc tiêu hủy hoặc giao cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì rượu nhập lậu và các vật dụng chứa đựng bị tịch thu, tiêu hủy hoàn toàn theo phương pháp phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường.
Quy trình giám định chất lượng rượu nhập lậu để làm căn cứ xử lý được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC, có quy định về giám định chất lượng rượu nhập lậu bị tịch thu như sau:
Giám định chất lượng rượu nhập lậu bị tịch thu
Việc giám định chất lượng rượu nhập lậu để làm căn cứ xử lý được thực hiện theo quy trình sau:
1. Lấy mẫu giám định:
a) Đối với vụ vi phạm có số lượng rượu nhập lậu bị tịch thu từ 100 (một trăm) đơn vị sản phẩm trở lên và tất cả các sản phẩm rượu có cùng ký mã hiệu, cùng chủng loại, cùng dung tích, cùng nhãn hiệu, cùng nhà máy sản xuất; được đóng gói thống nhất như nhau, có hình thức bên ngoài (kiểu dáng, màu sắc chai, lọ, bình) nhãn sản phẩm, nắp chai, tem nhập khẩu, các dấu hiệu riêng của nhà sản xuất giống nhau và không bị trầy xước, hư hỏng, không có dấu hiệu tái sử dụng thì tỷ lệ lấy mẫu để giám định ít nhất là 05% số lượng rượu bị tịch thu;
b) Phương pháp lấy mẫu: mẫu rượu để giám định sẽ được lấy ngẫu nhiên, khách quan, trung thực trong số rượu bị tịch thu của cùng một vụ vi phạm;
c) Cơ quan, tổ chức tiến hành tổ chức lấy mẫu: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật và đang thụ lý vụ việc sẽ tiến hành lấy mẫu theo phương pháp trên đúng quy định của pháp luật, có sự chứng kiến của người vi phạm hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan khác theo quy định trong thủ tục xử lý vi phạm hành chính hoặc thủ tục tố tụng tương ứng khác. Đại diện chủ nhãn hiệu hoặc người nhập khẩu, người kinh doanh có thể được mời tham gia chứng kiến việc lấy mẫu giám định.
2. Căn cứ đối chứng để giám định rượu nhập lậu bị tịch thu là tiêu chuẩn chất lượng rượu cùng loại, cùng nhãn hiệu của nhà sản xuất chính thống và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Việt Nam, hoặc quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng).
3. Kết quả giám định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xác định cụ thể các thành phần, chỉ tiêu và hàm lượng của mẫu rượu giám định và có kết luận phù hợp hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Việt Nam, hoặc quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng).
Theo đó, việc giám định chất lượng rượu nhập lậu để làm căn cứ xử lý được thực hiện theo quy trình trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.