Rừng phòng hộ biên giới là gì? Các loại lâm sản nào được phép khai thác trong rừng phòng hộ biên giới?

Rừng phòng hộ biên giới là gì? Các loại lâm sản nào được phép khai thác trong rừng phòng hộ biên giới? Việc bảo vệ rừng phòng hộ biên giới được thực hiện như thế nào? Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh K. (An Giang)

Rừng phòng hộ biên giới là gì?

Rừng phòng hộ biên giới được giải thích theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP là khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới.

Các loại lâm sản nào được phép khai thác trong rừng phòng hộ biên giới?

Các loại lâm sản được phép khai thác trong rừng phòng hộ biên giới được căn cứ theo Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;
c) Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.
2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
3. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phương thức khai thác: Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ.
4. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

Như vậy, các loại lâm sản được phép khai thác trong rừng phòng hộ biên giới gồm:

(1) Khai thác gỗ rừng tự nhiên

- Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017;

- Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;

- Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.

(2) Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên

- Đối tượng: theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017;

- Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;

- Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.

(3) Khai thác gỗ rừng trồng

- Đối tượng: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017;

- Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Phương thức khai thác:

+ Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô.

+ Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng.

+ Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ.

(4) Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng

- Đối tượng: cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;

- Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

Rừng phòng hộ biên giới

Rừng phòng hộ biên giới là gì? Các loại lâm sản nào được phép khai thác trong rừng phòng hộ biên giới? (Hình từ Internet)

Việc bảo vệ rừng phòng hộ biên giới được thực hiện như thế nào?

Việc bảo vệ rừng phòng hộ biên giới được thực hiện theo Điều 19 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

Bảo vệ rừng phòng hộ
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng phòng hộ: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc.
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
3. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV của Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,520 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào