Rủi ro do sét gây ra đối với trạm viễn thông được tính theo công thức nào? Biện pháp chống sét lan truyền từ bên ngoài nhà trạm?

Cho anh hỏi, rủi ro do sét gây ra đối với trạm viễn thông được tính theo công thức nào? Chống sét lan truyền từ bên ngoài nhà trạm bằng những biện pháp gì? Hệ thống chống sét lan truyền và cảm ứng bên trong nhà trạm viễn thông như thế nào? Câu hỏi của anh T.Q (Long An).

Rủi ro do sét gây ra đối với trạm viễn thông được tính theo công thức nào?

Căn cứ theo tiết 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2020/BTTTT Ban hành kèm theo Thông tư 16/2020/TT-BTTTT như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Phương pháp tính toán rủi ro do sét
2.2.1. Tính toán rủi ro do sét gây ra đối với trạm viễn thông
Rủi ro do sét gây ra đối với trạm viễn thông được tính theo công thức sau:
Rinjury = L.pinj Σ Fj. (2.1)
Rloss = L Σ Fi (2.2)
Trong đó:
Fi: Tần suất thiệt hại do sét gây ra đối với nhà trạm, do các nguyên nhân sét đánh trực tiếp vào nhà trạm, sét đánh vào cột ăng ten kề bên, sét đánh xuống đất gần nhà trạm, sét lan truyền qua các đường dây đi vào nhà trạm; được tính toán theo 2.2.1.1.
L: Trọng số tổn thất, thể hiện mức độ tổn thất trong một lần thiệt hại do sét gây ra đối với nhà trạm.
- Với rủi ro tổn thất về con người: L = 1;
- Với rủi ro tổn thất về dịch vụ L = 2.74 x 10-3.
Pinj: xác suất giảm nhỏ thiệt hại cho con người, do các biện pháp bảo vệ trong Bảng 8 và Bảng 9.

Như vậy, rủi ro do sét gây ra đối với trạm viễn thông được tính theo công thức sau:

Rinjury = L.pinj Σ Fj. (2.1)

Rloss = L Σ Fi (2.2)

Chống sét cho các trạm viễn thông

Chống sét cho các trạm viễn thông (Hình từ Internet)

Chống sét lan truyền từ bên ngoài nhà trạm viễn thông bằng những biện pháp gì?

Chống sét lan truyền từ bên ngoài nhà trạm viễn thông bằng những biện pháp quy định tại tiểu mục A.1.2 Phụ lục A kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2020/BTTTT Ban hành kèm theo Thông tư 16/2020/TT-BTTTT như sau:

A.1. Các biện pháp bảo vệ chống sét cho trạm viễn thông
Để giảm nhỏ rủi ro thiệt hại đến mức cho phép quy định trong 2.2.1, cần áp dụng một số hoặc toàn bộ các biện pháp bảo vệ sau:
...
A.1.2. Chống sét lan truyền từ bên ngoài nhà trạm
Các thiết bị điện tử bên trong trạm viễn thông có thể bị hư hỏng do sét lan truyền và cảm ứng qua các đường dây thông tin, điện lực bằng kim loại dẫn vào nhà trạm. Để hạn chế các ảnh hưởng đó, phải áp dụng các biện pháp sau:
a) Biện pháp bảo vệ đối với đường dây thông tin đi vào trạm
- Lựa chọn loại cáp viễn thông dẫn vào và đi ra khỏi nhà trạm có vỏ che chắn với trở kháng truyền đạt nhỏ hoặc cáp quang không có thành phần kim loại; vỏ che chắn cáp phải được liên kết đẳng thế theo quy định trong QCVN 9:2016/BTTTT.
- Lắp đặt các thiết bị bảo vệ xung (SPD) trên đường dây thông tin tại giao diện dây - máy theo quy định trong TCVN 8071:2009 Công trình viễn thông - Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất.
b) Biện pháp bảo vệ đối với đường dây điện lực đi vào nhà trạm
- Lắp đặt thiết bị bảo vệ xung trên đường dây điện lực, nơi đường dây dẫn vào trạm theo quy định trong TCVN 8071:2009 Công trình viễn thông - Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất.
- Dùng máy biến thế hạ áp riêng để cung cấp nguồn điện cho nhà trạm.

Theo quy định trên, các thiết bị điện tử bên trong trạm viễn thông có thể bị hư hỏng do sét lan truyền và cảm ứng qua các đường dây thông tin, điện lực bằng kim loại dẫn vào nhà trạm.

Để hạn chế các ảnh hưởng đó, phải áp dụng các biện pháp sau:

- Biện pháp bảo vệ đối với đường dây thông tin đi vào trạm;

- Biện pháp bảo vệ đối với đường dây điện lực đi vào nhà trạm.

Hệ thống chống sét lan truyền và cảm ứng bên trong nhà trạm viễn thông như thế nào?

Hệ thống chống sét bên trong (chống sét lan truyền và cảm ứng bên trong nhà trạm) quy định tại tiểu mục A.1.3 Phụ lục A kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2020/BTTTT Ban hành kèm theo Thông tư 16/2020/TT-BTTTT như sau:

Hệ thống chống sét bên trong (chống sét lan truyền và cảm ứng bên trong nhà trạm)

- Liên kết đẳng thế:

+ Thực hiện liên kết đẳng thế tại ranh giới giữa các vùng chống sét (LPZ) đối với các thành phần và hệ thống kim loại (các đường ống dẫn kim loại, các khung giá cáp, khung giá thiết bị).

- Thực hiện các biện pháp che chắn bên trong nhà trạm:

+ Liên kết các thành phần kim loại của tòa nhà với nhau và với hệ thống chống sét đánh trực tiếp, ví dụ mái nhà, bề mặt bằng kim loại, cốt thép và các khung cửa bằng kim loại của tòa nhà.

+ Dùng các loại cáp có màn chắn kim loại hoặc dẫn cáp trong ống kim loại có trở kháng thấp, vỏ che chắn hoặc ống dẫn bằng kim loại phải được liên kết đẳng thế ở hai đầu và tại ranh giới giữa các vùng chống sét (LPZ). ống dẫn cáp phải được chia làm hai phần bằng vách ngăn bằng kim loại, một phần chứa cáp thông tin, một phần chứa cáp điện lực và các dây dẫn liên kết.

- Thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất trong trạm viễn thông:

+ Phải thực hiện các quy định về cấu hình đấu nối và tiếp đất bên trong nhà trạm theo QCVN 9:2016/BTTTT.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

737 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào