Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục nào?
- Quyết định giải quyết kháng nghị của Tòa án về miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước phải có các nội dung nào?
- Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục nào?
- Sau khi quyết định miễn, giảm thi hành án có hiệu lực mà phát hiện người phải thi hành án có hành vi cất giấu tài sản để xin miễn thi hành án thì xử lý thế nào?
Quyết định giải quyết kháng nghị của Tòa án về miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước phải có các nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về kháng nghị quyết định của Tòa án về miễn, giảm thi hành án như sau:
Kháng nghị quyết định của Tòa án về miễn, giảm thi hành án
...
2. Tại phiên họp xét kháng nghị, đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị, căn cứ của việc kháng nghị; có quyền bổ sung hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc kháng nghị; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc miễn, giảm thi hành án. Trường hợp có sự tham gia của đại diện cơ quan Thi hành án dân sự thì họ trình bày ý kiến về quyết định kháng nghị. Trên cơ sở xem xét hồ sơ, nghe ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, đại diện cơ quan Thi hành án dân sự (nếu có), Thẩm phán chủ trì phiên họp ra quyết định giải quyết kháng nghị.
3. Quyết định giải quyết kháng nghị của Tòa án phải có nội dung chính sau:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, nơi cư trú, làm việc, nơi đang chấp hành hình phạt tù (nếu có) của người phải thi hành án và khoản nộp ngân sách nhà nước phải thi hành;
c) Tên Tòa án đã xét miễn, giảm và nội dung quyết định miễn, giảm bị kháng nghị;
d) Nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát;
đ) Nhận định của Tòa án có thẩm quyền xét kháng nghị và các căn cứ để Tòa án ra quyết định;
e) Quyết định giữ nguyên, sửa đổi một phần hoặc hủy toàn bộ quyết định của Tòa án về việc miễn, giảm thi hành án.
Như vậy, theo quy định, quyết định giải quyết kháng nghị của Tòa án về miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước phải có các nội dung chính sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
(2) Họ, tên, nơi cư trú, làm việc, nơi đang chấp hành hình phạt tù (nếu có) của người phải thi hành án và khoản nộp ngân sách nhà nước phải thi hành;
(3) Tên Tòa án đã xét miễn, giảm và nội dung quyết định miễn, giảm bị kháng nghị;
(4) Nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát;
(5) Nhận định của Tòa án có thẩm quyền xét kháng nghị và các căn cứ để Tòa án ra quyết định;
(6) Quyết định giữ nguyên, sửa đổi một phần hoặc hủy toàn bộ quyết định của Tòa án về việc miễn, giảm thi hành án.
Quyết định giải quyết kháng nghị của Tòa án về miễn, giảm thi hành án dân sự đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước phải có các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
1. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Hết thời hạn kháng nghị, Viện kiểm sát không kháng nghị thì quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát, Toà án đã ra quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án phải chuyển hồ sơ và văn bản kháng nghị lên Toà án cấp trên trực tiếp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng nghị, Toà án cấp trên trực tiếp phải mở phiên họp để xét kháng nghị.
...
Như vậy, theo quy định, quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Sau khi quyết định miễn, giảm thi hành án có hiệu lực mà phát hiện người phải thi hành án có hành vi cất giấu tài sản để xin miễn thi hành án thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 64 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
...
4. Trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định kháng nghị trước hoặc trong phiên họp xét kháng nghị thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét kháng nghị. Quyết định của Toà án về việc miễn, giảm thi hành án bị kháng nghị có hiệu lực thi hành.
5. Trường hợp sau khi quyết định cho miễn, giảm thi hành án có hiệu lực mà phát hiện người phải thi hành án có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản để xin miễn, giảm, trốn tránh việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát đã đề nghị xét miễn, giảm có trách nhiệm đề nghị Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự xem xét việc kháng nghị quyết định miễn, giảm thi hành án theo thủ tục tái thẩm.
Như vậy, trường hợp sau khi quyết định cho miễn, giảm thi hành án có hiệu lực mà phát hiện người phải thi hành án có hành vi cất giấu tài sản để xin miễn thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát đã đề nghị xét miễn, giảm có trách nhiệm đề nghị Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự xem xét việc kháng nghị quyết định miễn, giảm thi hành án theo thủ tục tái thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.