Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước thuộc đối tượng khởi kiện khi nào?
- Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước thuộc đối tượng khởi kiện khi nào?
- Người khiếu nại không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có quyền khởi kiện trong bao nhiêu ngày từ ngày nhận được quyết định?
- Tổng hợp tình hình khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước là trách nhiệm của ai?
Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước thuộc đối tượng khởi kiện khi nào?
Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước thuộc đối tượng khởi kiện theo khoản 6 Điều 3 Quyết định này Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước là việc người khiếu nại thực hiện quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
Và Điều 22 Quyết định này Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện bao gồm:
1. Quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước;
3. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước thuộc đối tượng khởi kiện khi:
- Quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
- Quyết định giải quyết khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước;
- Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Trước đây, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước thuộc đối tượng khởi kiện theo khoản 7 Điều 4 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) giải thích như sau:
Khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nướcđược hiểu là đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán trong khoảng thời gian quy định khởi kiện Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính khi không đồng ý một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết đó.
Căn cứ theo Điều 37 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN quy định như sau:
Căn cứ khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
Các quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước sau đây nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Tố tụng hành chính thì thuộc đối tượng khởi kiện:
1. Quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
2. Quyết định giải quyết khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, các quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước sau nếu không thuộc trường hợp Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì thuộc đối tượng khởi kiện:
- Quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
- Quyết định giải quyết khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Người khiếu nại không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có quyền khởi kiện trong bao nhiêu ngày từ ngày nhận được quyết định?
Người khiếu nại không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có quyền khởi kiện trong thời gian được quy định tại Điều 23 Quyết định này Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Thời hiệu khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
Thời hiệu khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là 30 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, người khiếu nại không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có quyền khởi kiện trong 30 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
Trước đây, nội dung này được căn cứ theo Điều 38 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) quy định về thời hiệu khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước như sau:
Thời hiệu khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Theo quy định trên, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Tổng hợp tình hình khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước là trách nhiệm của ai?
Tổng hợp tình hình khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước là trách nhiệm của người được quy định tại khoản 3 Điều 26 Quyết định này Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện
...
3. Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định xử phạt và hành vi kiểm toán, việc khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán trong toàn ngành, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước; tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước trong công tác pháp luật về khiếu nại, khởi kiện và bồi thường thiệt hại.
Theo đó, tổng hợp tình hình khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước là trách nhiệm của Vụ Pháp chế
Trước đây, tổng hợp tình hình khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước là trách nhiệm của người được quy định tại khoản 3 Điều 41 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 05/07/2023) như sau:
Báo cáo, kiểm tra về công tác giải quyết khiếu nại, trả lời kiến nghị và khởi kiện
1. Định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng, năm, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổng hợp số đơn đã tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, khởi kiện gửi về Vụ Tổng hợp và Vụ Pháp chế.
2. Vụ Tổng hợp có trách nhiệm tổng hợp tình hình trả lời kiến nghị và giải quyết khiếu nại kiểm toán trong toàn ngành báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp tình hình khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán trong toàn ngành báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước; tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động khiếu nại, khởi kiện kiểm toán.
4. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn được giao kiến nghị với Tổng Kiểm toán nhà nước các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, kiến nghị, khởi kiện trong phạm vi toàn ngành; kịp thời phát hiện có vi phạm pháp luật kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét xử lý.
Như vậy, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp tình hình khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán trong toàn ngành báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước. Đồng thời, tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động khiếu nại, khởi kiện kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.