Quyết định của Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ sẽ do cơ quan nào tổ chức công bố?

Tôi muốn biết quyết định của Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ sẽ do cơ quan nào tổ chức công bố? Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và tiền thưởng kèm theo danh hiệu do cơ quan nào chịu trách nhiệm bố trí? - câu hỏi của anh Thành (TP. HCM)

Quyền lợi mà cá nhân được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được nhận là gì?

Nghệ nhân ưu tú

Danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú
Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” hoặc “Nghệ nhân Ưu tú” theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Tích cực giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề; không ngừng hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề.
3. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định trên thì cá nhân được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú sẽ được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Quyết định của Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ sẽ do cơ quan nào tổ chức công bố?

Theo Điều 16 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Công bố Quyết định của Chủ tịch nước phong tặng và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”
Bộ Công Thương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước phong tặng và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”.

Căn cứ quy định trên thì Bộ Công Thương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và tiền thưởng kèm theo danh hiệu do cơ quan nào chịu trách nhiệm bố trí?

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng
1. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” để thực hiện các hoạt động sau:
a) Xây dựng, triển khai Kế hoạch của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”;
b) Thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;
c) Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư ở cơ sở hoặc hội nghề nghiệp;
d) Tổ chức các phiên họp Hội đồng;
đ) Công bố thông tin về kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
e) Họp báo công bố Quyết định phong tặng của Chủ tịch nước;
g) Tổ chức lễ trao tặng;
h) Các hoạt động khác liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” và tiền thưởng kèm theo danh hiệu:
a) Bộ Công Thương có trách nhiệm bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước, tổ chức lễ trao tặng và các chi phí khác liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng cấp tỉnh, tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” và các chi phí khác liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo đó, cơ quan chịu trách nhiệm bố trí kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và tiền thưởng kèm theo danh hiệu được quy định như sau:

- Bộ Công Thương có trách nhiệm bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước, tổ chức lễ trao tặng và các chi phí khác liên quan theo quy định của pháp luật;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm bố trí kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng cấp tỉnh, tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” và các chi phí khác liên quan theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo quy định nêu trên kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” để thực hiện các hoạt động sau:

- Xây dựng, triển khai Kế hoạch của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”;

- Thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;

- Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư ở cơ sở hoặc hội nghề nghiệp;

- Tổ chức các phiên họp Hội đồng;

- Công bố thông tin về kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;

- Họp báo công bố Quyết định phong tặng của Chủ tịch nước;

- Tổ chức lễ trao tặng;

- Các hoạt động khác liên quan theo quy định của pháp luật.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,043 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào