Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thực hiện theo mẫu nào theo quy định?

Trình tự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án được quy định ra sao? Kết quả hòa giải thành tại Tòa án được công nhận khi đáp ứng điều kiện gì? Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thực hiện theo mẫu nào? Câu hỏi của chị Hạnh (Hà Nội).

Trình tự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án được quy định ra sao?

Theo Điều 30 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về trình tự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án như sau:

Trình tự phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Hòa giải viên trình bày tóm tắt diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại và nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất.
2. Các bên, người đại diện phát biểu ý kiến về nội dung đã thỏa thuận, thống nhất.
3. Trường hợp nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu các bên trình bày bổ sung.
4. Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại theo quy định tại Điều 31 của Luật này và đọc lại biên bản cho các bên nghe.
5. Các bên, người đại diện, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ, Hòa giải viên ký vào biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại.
6. Thẩm phán tham gia phiên họp ký xác nhận biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại và phải giữ bí mật thông tin về nội dung hòa giải, đối thoại do các bên cung cấp tại phiên họp theo yêu cầu của họ.

Theo đó, phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Hòa giải viên trình bày tóm tắt diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại và nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất.

Bước 2: Các bên, người đại diện phát biểu ý kiến về nội dung đã thỏa thuận, thống nhất.

Trường hợp nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu các bên trình bày bổ sung.

Bước 3: Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại theo quy định tại Điều 31 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 và đọc lại biên bản cho các bên nghe.

Bước 4: Các bên, người đại diện, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ, Hòa giải viên ký vào biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại.

Bước 5: Thẩm phán tham gia phiên họp ký xác nhận biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại và phải giữ bí mật thông tin về nội dung hòa giải, đối thoại do các bên cung cấp tại phiên họp theo yêu cầu của họ.

Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án được thực hiện theo mẫu nào theo quy định?

Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án được thực hiện theo mẫu nào theo quy định? (hình từ Internet)

Kết quả hòa giải thành tại Tòa án được công nhận khi đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định kết quả hòa giải thành tại Tòa án được công nhận khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các bên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Các bên là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận, thống nhất;
3. Nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
4. Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
5. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì thỏa thuận, thống nhất chỉ được công nhận khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của họ;
6. Trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất được một phần tranh chấp dân sự, một phần khiếu kiện hành chính thì chỉ được công nhận khi nội dung thỏa thuận, thống nhất không liên quan đến các phần khác của tranh chấp, khiếu kiện đó.

Như vậy, trên đây là các điều kiện để công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án.

Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thực hiện theo mẫu nào?

Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thực hiện theo Mẫu số 01-QĐHG ban hành kèm theo Công văn số 235/TANDTC-PC, cụ thể như sau:

Tải mẫu quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án:

Tại đây

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,462 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào