Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở Giao dịch Chứng khoán được quy định ra sao?
Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở Giao dịch Chứng khoán được quy định ra sao?
Thành viên giao dịch đặc biệt của ngân hàng thương mại hoạt động như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo điểm a, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch thông thường tại thị trường giao dịch công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán như sau:
(1) Quyền của thành viên giao dịch
– Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do Sở Giao dịch Chứng khoán cung cấp;
– Sử dụng các thông tin khai thác từ hệ thống thông tin thị trường trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của thành viên giao dịch, nhưng không được sử dụng thông tin và dữ liệu khai thác từ hệ thống này để bán lại cho bên thứ ba;
– Rút khỏi tư cách thành viên giao dịch sau khi được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận.
– Mua, bán công cụ nợ cho chính mình trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán.
(2) Nghĩa vụ của thành viên giao dịch
– Duy trì việc đáp ứng tiêu chuẩn trở thành thành viên giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này;
–Tuân thủ các quy định về thành viên giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán;
– Chịu sự kiểm tra giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán;
– Nộp tiền sử dụng dịch vụ quản lý thành viên giao dịch, dịch vụ giao dịch và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
– Tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin theo quy định tại Thông tư này và pháp luật khác có liên quan;
– Khi tham gia giao dịch công cụ nợ trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán với tư cách tự doanh hay môi giới phải thông báo với đối tác tư cách của mình trong giao dịch, đồng thời phải bảo đảm giữ bí mật thông tin của đối tác trong giao dịch ngoại trừ các trường hợp:
+ Các bên có liên quan đồng ý bằng văn bản;
+ Theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan chức năng có thẩm quyền;
+ Khi giao dịch chính thức bị xem là không thể tiếp tục do các bên tham gia từ chối hoặc mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong giao dịch.
Thành viên giao dịch đặc biệt của ngân hàng thương mại hoạt động như thế nào?
Theo Điều 17 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định như sau:
Hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt
1. Thành viên không bù trừ phải ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung. Hợp đồng phải đáp ứng các quy định hiện hành và có các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Việc tất toán, chuyển khoản ký quỹ, chuyển vị thế trong trường hợp thay đổi thành viên bù trừ chung thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Thành viên giao dịch phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh với khách hàng. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh phải đáp ứng các quy định hiện hành và có các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thành viên không bù trừ có trách nhiệm thường xuyên đối chiếu, soát xét, cập nhật, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về giao dịch và các thông tin liên quan khác cho thành viên bù trừ chung. Mọi thông tin về nhà đầu tư và tài khoản giao dịch của nhà đầu tư (nếu có) phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam khi có yêu cầu bằng văn bản.
4. Thành viên giao dịch phải dừng ngay việc nhận lệnh giao dịch từ khách hàng, ngoại trừ các giao dịch đối ứng và phải đóng tài khoản của khách hàng ngay sau khi hoàn tất việc thanh lý vị thế của khách hàng đó khi phát hiện khách hàng đã mở tài khoản giao dịch thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khách hàng vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b) Khách hàng là người chưa thành niên;
c) Khách hàng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định.
5. Thành viên giao dịch chỉ được thực hiện tiếp nhận các giao dịch đối ứng từ thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán và thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Theo đó, trên đây là những quy định về hoạt động của thành viên giao dịch đặc biệt tại thị trường giao dịch công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán.
Hợp đồng mở tài khoản giao dịch công cụ nợ của thành viên giao dịch đặc biệt với khách hàng gồm nội dung gì?
Theo Điều 26 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Thành viên giao dịch phải yêu cầu nhà đầu tư cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin nhận biết trước khi ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư.
2. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh phải bao gồm các nội dung cơ bản về hoạt động ủy thác bù trừ, thanh toán sau:
a) Thành viên bù trừ có quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để ký quỹ cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với vị thế mở của nhà đầu tư; có quyền đóng vị thế, sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán;
b) Các rủi ro phát sinh trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán hoặc bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.
3. Mẫu hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo đó, hợp đồng mở tài khoản giao dịch công cụ nợ của thành viên giao dịch đặc biệt với khách hàng phải bao gồm các nội dung cơ bản về hoạt động ủy thác bù trừ, thanh toán sau:
– Thành viên bù trừ có quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để ký quỹ cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với vị thế mở của nhà đầu tư;
– Thành viên bù trừ có quyền đóng vị thế, sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán;
– Các rủi ro phát sinh trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán hoặc bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.