Quyền sở hữu công nghiệp bị hạn chế bởi các yếu tố nào? Những cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?

Xin hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ thế nào? Quyền sở hữu công nghiệp bị hạn chế bởi các yếu tố nào? Những cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp? - Câu hỏi của anh Hồng Phúc (Vĩnh Long).

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là gì? (Hình từ Internet)

Theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Có thể thấy, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Theo đó, quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là chủ văn bằng sở hữu công nghiệp có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài, hoặc tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng của sở hữu công nghiệp của mình.

Quyền sở hữu công nghiệp bị hạn chế bởi các yếu tố nào?

Căn cứ theo Điều 132 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể như sau:

Các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định của Luật này, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây:
1. Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;
2. Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm:
a) Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.
3. Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây:

+ Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;

+ Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm:

- Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

- Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.

+ Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Những cơ quan nào có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?

Căn cứ theo Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Tại Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định vè thẩm quyền xử phạt như sau:

Điều 15. Thẩm quyền xử phạt
1. Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 của Nghị định này.
3. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này trong hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại thị trường trong nước;
b) Hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước. Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.
4. Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.
5. Công an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ các hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 12 và 13 của Nghị định này.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, gồm:

+ Các cơ quan Tòa án các cấp:

Các cơ quan Tòa án các cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự, hành chính và hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp:

Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính thông qua việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, quảng cáo, lưu thông, trừ hành vi xảy ra trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

+ Cơ quan Quản lý thị trường các cấp:

Cơ quan Quản lý thị trường các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra trong hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại thị trường trong nước;

+ Cơ quan Hải quan các cấp:

Cơ quan Hải quan các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

+ Cơ quan Công an các cấp:

Cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ của hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp.

+ Ủy ban nhân dân các cấp.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương mà mức phạt, hình thức xử phạt, biện pháp xử lý áp dụng đối với hành vi đó vượt quá thẩm quyền của các quan có thẩm quyền khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,260 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào