Quyền lợi của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ là gì? Phát hành công cụ nợ của Chính phủ nhằm mục đích gì?

Cho tôi hỏi chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ sẽ được hưởng những quyền lợi gì vậy? Mục đích của việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán là để làm gì? - Anh Bình An (TPHCM).

Quyền lợi của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ là gì?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ cụ thể như sau:

Quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ
1. Quyền lợi của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ
a) Được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi công cụ nợ khi đến hạn thanh toán.
b) Được sử dụng công cụ nợ để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu, cầm cố hoặc thực hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu công cụ nợ đối với các khoản thu nhập phát sinh từ công cụ nợ của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.

Theo đó, khi sở hữu công cụ nợ của Chính phủ thì sẽ được hưởng những quyền lợi sau đây:

- Được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi công cụ nợ khi đến hạn thanh toán.

- Được sử dụng công cụ nợ để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu, cầm cố hoặc thực hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.

Công cụ nợ của Chính phủ

Công cụ nợ của Chính phủ (Hình từ Internet)

Mục đích của việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán như sau:

Mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ
1. Công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước cho các mục đích quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Quản lý nợ công.
2. Đối với trái phiếu quốc tế, mục đích phát hành theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công.

Như vậy, dẫn chiếu đến Điều 25 Luật Quản lý nợ công 2017Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017 thì mục đích của việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán là để:

(1) Đối với công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước:

- Bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển, không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên.

- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và bảo đảm thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ.

- Chi trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.

(2) Đối với phát hành trái phiếu quốc tế:

Được phát hành nhằm để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ.

Việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 95/2018/NĐ-CP và Điều 25 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về việc mua lại hoặc hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ như sau:

Điều 24. Mua lại công cụ nợ của Chính phủ
1. Bộ Tài chính xây dựng đề án mua lại công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích mua lại;
b) Khối lượng và điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến mua lại;
c) Nguồn mua lại;
d) Phương thức mua lại;
đ) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và chi phí có liên quan.
2. Việc mua lại công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
3. Công cụ nợ của Chính phủ được mua lại theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức mua lại công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 25. Hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ
1. Bộ Tài chính xây dựng đề án hoán đổi công cụ nợ trước ngày đáo hạn và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích hoán đổi;
b) Khối lượng, điều kiện, điều khoản công cụ nợ dự kiến hoán đổi;
c) Phương thức hoán đổi;
d) Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện và các chi phí liên quan.
2. Việc hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường.
3. Khối lượng phát hành công cụ nợ của Chính phủ để hoán đổi phải nằm trong kế hoạch vay và trả nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Công cụ nợ của Chính phủ được hoán đổi theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu thầu. Các bước tổ chức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,289 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào