Quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đấu giá chuyển nhượng có thời hạn dựa trên giá khởi điểm như thế nào?
- Giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
- Giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định như thế nào?
- Nguyên tắc xác định giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?
Giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 86/2019/TT-BTC, giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là giá ban đầu thấp nhất khi đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (chưa tính chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định).
Giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định như thế nào?
Quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 86/2019/TT-BTC, giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định trên cơ sở:
- Giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm chuyển nhượng theo đánh giá lại;
- Lưu lượng vận tải (đối với tài sản là đường);
- Thời gian tính hao mòn tài sản còn lại;
- Giá trị đầu tư bổ sung;
- Doanh thu và chi phí ước tính từ việc khai thác tài sản trong thời hạn chuyển nhượng.
Trong đó:
* Giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm chuyển nhượng, thời gian tính hao mòn tài sản còn lại
Được xác định theo quy định của pháp luật trong đó có quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản.
* Giá trị đầu tư bổ sung:
Là phần giá trị do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm thực hiện đầu tư dự án nhận chuyển nhượng theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
* Lưu lượng vận tải (đối với tài sản là đường), doanh thu và chi phí ước tính từ việc khai thác tài sản trong thời gian chuyển nhượng
Do Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề xuất xác định và chịu trách nhiệm đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất, điều kiện cụ thể về cung ứng, thị trường của từng tài sản.
* Các chi phí hợp lý, hợp lệ khác phát sinh (nếu có):
- Chi phí trả nợ gốc và lãi vay được xác định trên cơ sở hiệp định hoặc hợp đồng cho vay để đầu tư, xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trường hợp tiền trả nợ gốc và lãi vay đã được tính trong giá trị tài sản thì phải trừ phần giá trị này đã được tính trong giá trị còn lại của tài sản.
- Chi phí phục vụ quản lý, khai thác của đối tượng quản lý (bên chuyển nhượng) tài sản phù hợp theo từng loại tài sản trong thời gian chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý bao gồm các khoản phải trả cho người quản lý như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn của đối tượng quản lý khai thác tài sản. Việc xác định chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật về tiền lương và các văn bản pháp luật khác có liên quan tương ứng đối với từng loại tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ.
+ Chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý như văn phòng phẩm, chi phí sửa chữa tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ...
+ Chi phí đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
+ Chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định dùng chung như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trong văn phòng (nếu có).
+ Thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
+ Tiền thuê đất (nếu có).
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý như: chi phí điện, nước, điện thoại...; chi phí tư vấn khảo sát, xây dựng phương án cho thuê, chuyển nhượng (nếu có).
+ Chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí đã nêu trên như: chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, chi nộp phí tham gia hội nghị và chi phí hợp lý, hợp lệ khác liên quan đến việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trong các khoản chi phí phục vụ quản lý, khai thác, khoản chi nào đã có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chính sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc pháp luật quy định (thuế, kế toán, thống kê và các pháp luật có liên quan) và có giá của Nhà nước quy định thì tính theo các quy định đó.
Khoản chi nào chưa có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định mua sắm, chi tiêu thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý khai thác phê duyệt và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp các chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, nhiệm vụ, công việc khác nhau mà không thể tách riêng ra được như khấu hao, hao mòn tài sản; tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; chi phí phục vụ quản lý, khai thác... thì cần tập hợp và phân bổ theo tiêu thức phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan cho từng sản phẩm hoặc nhiệm vụ.
Nguyên tắc xác định giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?
Nguyên tắc xác định giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 3 Thông tư 86/2019/TT-BTC như sau:
- Bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ để hình thành, quản lý tài sản, phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Phù hợp với mặt bằng giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tại thời điểm cho thuê, cho chuyển nhượng và tương đương về mục đích cho thuê, cho chuyển nhượng.
- Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức chi, định mức kinh tế - kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.