Quỹ từ thiện tại Việt Nam phải đảm bảo tổng tài sản đóng góp tối thiểu là bao nhiêu? Thủ tục thành lập quỹ từ thiện Việt Nam như thế nào?

Tôi muốn hỏi về vấn đề thành lập quỹ từ thiện tại Việt Nam, tôi là công dân Việt Nam cùng với những người bạn khác cũng là công dân Việt Nam muốn thành lập một quỹ từ thiện hoạt động trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng, vậy tôi muốn hỏi tổng tài sản của quỹ phải đảm bảo bao nhiêu tiền? Thủ tục thành lập quỹ như thế nào? Mong nhận được câu trả lời, tôi cảm ơn!

Quỹ từ thiện Việt Nam được thành lập không có yếu tố nước ngoài thì phải đảm bảo tài sản quỹ là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về tài sản đóng góp quỹ từ thiện Việt Nam như sau:

Tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm:

- Tiền Việt Nam.

- Tài sản khác được đổi ra tiền Việt Nam (Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ.

- Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.

Quỹ từ thiện Việt Nam do công dân Việt Nam thành lập không có yếu tố nước ngoài phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:

- Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng);

- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ ba trăm triệu đồng);

- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 (một trăm ba mươi triệu đồng);

- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 (hai mươi lăm triệu đồng).

Như vậy trong trường hợp của anh/chị thành lập quỹ từ thiện hoạt động trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ có tổng giá trị được quy ra tiền đồng Việt Nam là 1 tỷ 3 trăm triệu đồng.

Quỹ từ thiện tại Việt Nam phải đảm bảo tổng tài sản đóng góp tối thiểu là bao nhiêu? Thủ tục thành lập quỹ từ thiện Việt Nam như thế nào?

Quỹ từ thiện tại Việt Nam phải đảm bảo tổng tài sản đóng góp tối thiểu là bao nhiêu? Thủ tục thành lập quỹ từ thiện Việt Nam như thế nào?

Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện tại Việt Nam không có yếu tố nước ngoài hoạt động trong phạm vi một tỉnh như thế nào?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập quỹ như sau:

Điều 15. Hồ sơ thành lập quỹ
1. Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.
2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập quỹ;
b) Dự thảo điều lệ quỹ;
c) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
d) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
đ) Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

Thủ tục thành lập quỹ từ thiện tại Việt Nam không có yếu tố nước ngoài hoạt động trong phạm vi một tỉnh như thế nào?

Trước hết cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập quỹ từ thiện được quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 18. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:
a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã

Như vậy trong trường hợp của anh/chị thành lập quỹ từ thiện Việt Nam không có yếu tố nước ngoài và hoạt động trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập quỹ là Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.

Về thủ tục thành lập quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 và Điều 17 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Khi tiếp nhận hồ sơ về quỹ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để làm căn cứ xác định thời hạn giải quyết. Nội dung phiếu tiếp nhận hồ sơ gồm: Ngày, tháng, năm và phương thức tiếp nhận; thông tin về hồ sơ; thông tin bên gửi, bên nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 3: Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.

Chậm nhất sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Đối với quỹ được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,106 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào