Quỹ từ thiện được giải thích như thế nào và cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện gồm những giấy tờ gì và gửi đến cơ quan nào?

Tôi muốn hỏi liên quan đến Quỹ từ thiện, cụ thể là quỹ từ thiện cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện cần đáp ứng những yêu cầu gì? Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện gồm những giấy tờ gì và gửi đến cơ quan nào? Các sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện phải bảo đảm điều kiện những quy định gì?

Quỹ từ thiện được giải thích như thế nào và cần phải đáp ứng những điều kiện nào?

Theo Điều 3 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Quỹ được hoạt động dưới hai hình thức là: Quỹ xã hội và Quỹ từ thiện, trong đó:

- Quỹ xã hội: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Theo Điều 7 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, quỹ từ thiện có đầy đủ tư cách của một pháp nhân, cụ thể:

- Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

- Quỹ được chọn tên và biểu tượng. Tên và biểu tượng của quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của quỹ khác đã được đăng ký trước đó;

+ Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

+ Quỹ phải có tên bằng tiếng Việt và có thể được dịch ra tiếng quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Trụ sở giao dịch của quỹ phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể và phải có tài liệu chứng minh tính hợp pháp của trụ sở quỹ.

Quỹ từ thiện được giải thích như thế nào và cần phải đáp ứng những điều kiện nào

Quỹ từ thiện được giải thích như thế nào và cần phải đáp ứng những điều kiện nào

Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện cần đáp ứng những gì?

Theo Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ như sau:

- Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

- Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.

- Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

- Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện gồm những giấy tờ gì và gửi đến cơ quan nào?

Về hồ sơ thành thành lập quỹ từ thiện được quy định tại Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.

- Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:

+ Đơn đề nghị thành lập quỹ;

+ Dự thảo điều lệ quỹ;

+ Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

+ Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

+ Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;

+ Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

Các sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện phải bảo đảm điều kiện những quy định gì?

Theo Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định sáng lập viên thành lập quỹ, cụ thể như sau:

- Các sáng lập viên phải bảo đảm điều kiện sau:

a) Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;

b) Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;

c) Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;

d) Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

đ) Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.

- Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.

- Ban sáng lập quỹ lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này. Ban sáng lập quỹ có trách nhiệm đề cử Hội đồng quản lý quỹ, xây dựng dự thảo điều lệ và các tài liệu trong hồ sơ thành lập quỹ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,459 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào