Quy trình xây dựng đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại theo các bước thế nào?

Những hoạt động nào được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại? Quy trình xây dựng đề án thực hiện Chương trình theo các bước thế nào? - Câu hỏi của anh Trương Huy đến từ Huế.

Nguyên tắc hỗ trợ đối với các đề án xúc tiến thương mại trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại là gì?

Về nguyên tắc hỗ trợ đối với các đề án xúc tiến thương mại trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:

Nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí đối với các đề án xúc tiến thương mại trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
1. Kinh phí thực hiện Chương trình từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ;
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Nhà nước hỗ trợ một Phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình;
b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương;
c) Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình; có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng Mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
d) Hỗ trợ đơn vị tham gia thông qua đơn vị chủ trì thực hiện của Chương trình;
đ) Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm huy động Phần kinh phí ngoài Phần kinh phí đã được nhà nước hỗ trợ để triển khai Chương trình.
3. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện cho các nội dung cụ thể được hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Điều 15 Nghị định này.
4. Bộ Công Thương quy định tiêu chí, nội dung cụ thể và kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.

Theo đó, Nhà nước hỗ trợ một Phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình;

Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương;

Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình; có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng Mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;

Hỗ trợ đơn vị tham gia thông qua đơn vị chủ trì thực hiện của Chương trình; các đơn vị chủ trì có trách nhiệm huy động Phần kinh phí ngoài Phần kinh phí đã được nhà nước hỗ trợ để triển khai Chương trình.

Quy trình xây dựng đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

Quy trình xây dựng đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (Hình từ Internet)

Những hoạt động nào được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?

Theo Điều 15 Nghị định 28/2018/NĐ-CP có quy định các hoạt động dưới đây được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại:

1. Kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam

- Tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế ở nước ngoài và tại Việt Nam đối với các sản phẩm xuất khẩu; tổ chức hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với các sản phẩm, nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm công nghệ, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh mà trong nước sản xuất;

- Hỗ trợ xây dựng khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất khẩu trên cổng thông tin điện tử, mạng thương mại điện tử, mạng internet, mạng viễn thông;

- Tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài;

- Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường và giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam;

- Tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam về ngành hàng xuất khẩu.

2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương

- Tổ chức, tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm ở nước ngoài về logistics;

- Mời đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics;

- Tổ chức diễn đàn logistics Việt Nam, tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam.

3. Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa

- Xây dựng và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, Điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;

- Tổ chức và tham gia các Chương trình khảo sát, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường;

- Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường;

- Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm xuất khẩu cho các doanh nghiệp và các nhà thiết kế;

- Tổ chức hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm;

- Tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp với các nhà thiết kế;

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết kế phát triển sản phẩm;

- Tổ chức tuyên truyền quảng bá.

4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

- Đào tạo, tập huấn, tư vấn, nâng cao năng lực (trực tiếp và trực tuyến) theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;

- Xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tài liệu đào tạo, tập huấn, tư vấn, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

5. Các hoạt động xúc tiến thương mại khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Quy trình xây dựng đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại theo các bước thế nào?

Về quy trình xây dựng đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại theo Điều 10 Nghị định 28/2018/NĐ-CP như sau:

Bước 1. Trước ngày 30 tháng 5 của năm trước năm kế hoạch, đơn vị chủ trì thực hiện gửi 02 hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đến Bộ Công Thương.

Bước 2. Hồ sơ đề xuất đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì bao gồm:

- Văn bản đề xuất đề án thực hiện Chương trình;

- Đề án chi tiết thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại;

- Bản sao không cần chứng thực quyết định thành lập hoặc Điều lệ (hoặc văn bản có giá trị tương đương), báo cáo tình hình hoạt động xúc tiến thương mại của đơn vị chủ trì trong năm gần nhất.

Bước 3. Đơn vị chủ trì được lựa chọn một trong các cách thức gửi hồ sơ sau:

- Gửi qua đường bưu điện;

- Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương.

Bước 4. Các trường hợp không xem xét hồ sơ đề xuất của đơn vị chủ trì:

- Đơn vị chủ trì không đáp ứng nội dung quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;

- Nội dung đề án không thuộc các hoạt động quy định tại Điều 15 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;

- Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bước 5. Trường hợp không xem xét hồ sơ đề xuất, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản cho đơn vị chủ trì về việc không xem xét hồ sơ và nêu rõ lý do.

Bước 6. Phê duyệt đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

- Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài chính thông báo dự toán chi ngân sách cho Chương trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định phê duyệt đề án và kinh phí được hỗ trợ theo nguyên tắc tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện các đề án không vượt quá tổng dự toán được giao;

- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt đề án, Bộ Công Thương công bố đến các đơn vị chủ trì và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đồng thời thông báo về các đề án không được phê duyệt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,794 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào