Quy trình thu thập và cất giữ thông tin về người khuyết tật tại các quốc gia phải bảo đảm những yêu cầu gì?
- Quy trình thu thập và cất giữ thông tin về người khuyết tật tại các quốc gia phải bảo đảm những yêu cầu gì?
- Công nhận tầm quan trọng và sự thúc đẩy của hợp tác quốc tế và trong việc hỗ trợ các nỗ lực quốc gia bảo đảm quyền của người khuyết tật bao gồm những hoạt động nào?
- Quốc gia chỉ định đầu mối chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc thi hành Công ước về quyền của người khuyết tật phải như thế nào?
Quy trình thu thập và cất giữ thông tin về người khuyết tật tại các quốc gia phải bảo đảm những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Thống kê và thu thập dữ liệu
1. Quốc gia thành viên cam kết thu thập các thông tin cần thiết, trong đó có dữ liệu thống kê và nghiên cứu, để thuận lợi trong việc xây dựng và thi hành các chính sách nhằm thực hiện Công ước này. Quy trình thu thập và cất giữ thông tin phải:
a. Tuân thủ các hạn chế theo luật định, trong đó có luật về bảo vệ dữ liệu, để bảo đảm tính bí mật và tôn trọng đời sống riêng tư của người khuyết tật;
b. Tuân thủ các quy định được quốc tế thừa nhận về bảo vệ quyền và tự do cơ bản của con người và các nguyên tắc đạo đức về thu thập và sử dụng số liệu thống kê.
...
Theo đó, quy trình thu thập và cất giữ thông tin về người khuyết tật tại các quốc gia phải bảo đảm những yêu cầu sau:
- Tuân thủ các hạn chế theo luật định, trong đó có luật về bảo vệ dữ liệu, để bảo đảm tính bí mật và tôn trọng đời sống riêng tư của người khuyết tật;
- Tuân thủ các quy định được quốc tế thừa nhận về bảo vệ quyền và tự do cơ bản của con người và các nguyên tắc đạo đức về thu thập và sử dụng số liệu thống kê.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Công nhận tầm quan trọng và sự thúc đẩy của hợp tác quốc tế và trong việc hỗ trợ các nỗ lực quốc gia bảo đảm quyền của người khuyết tật bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Hợp tác quốc tế
1. Quốc gia thành viên công nhận tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và sự thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc hỗ trợ các nỗ lực quốc gia nhằm thực hiện các mục đích của Công ước này, do vậy sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp và hiệu quả giữa các quốc gia và nếu cần, hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế liên quan và nhân dân, đặc biệt là các tổ chức của người khuyết tật. Những biện pháp như vậy có thể bao gồm các hoạt động như:
a. Bảo đảm rằng hợp tác quốc tế, trong đó có các chương trình phát triển quốc tế, dễ tiếp cận và dành cho cả người khuyết tật ;
b. Tạo thuận lợi và hỗ trợ việc xây dựng năng lực, bao gồm thông qua trao đổi và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chương trình đào tạo và thực tiễn tốt nhất;
c. Tạo thuận lợi cho hợp tác nghiên cứu và tiếp cận hiểu biết khoa học kỹ thuật;
d. Nếu thích hợp, trợ giúp về kinh tế và kỹ thuật, trong đó có bằng cách tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và chia sẻ các công nghệ hỗ trợ, và thông qua chuyển giao công nghệ.
2. Những quy định của điều này không phương hại đến nghĩa vụ của quốc gia thành viên thi hành các nghĩa vụ của mình theo Công ước này.
Như vậy, việc công nhận tầm quan trọng và sự thúc đẩy của hợp tác quốc tế và trong việc hỗ trợ các nỗ lực quốc gia bảo đảm quyền của người khuyết tật bao gồm những hoạt động như trên.
Quốc gia chỉ định đầu mối chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc thi hành Công ước về quyền của người khuyết tật phải như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Thi hành và giám sát ở cấp quốc gia
1. Phù hợp với hệ thống tổ chức của mình, quốc gia thành viên chỉ định một hoặc một số đầu mối thuộc chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc thi hành Công ước này, và nghiêm túc cân nhắc thành lập hoặc chỉ định một cơ chế điều phối thuộc chính phủ để tạo thuận lợi cho các hành động liên quan với nhau trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau.
2. Phù hợp với hệ thống pháp lý và quản lý của mình, quốc gia thành viên duy trì, củng cố và chỉ định hoặc thành lập ở quốc gia thành viên một khuôn khổ, trong đó có một hoặc một số cơ chế độc lập nếu thích hợp, để thúc đẩy, bảo vệ và giám sát việc thi hành Công ước này. Trong khi chỉ định hoặc thành lập cơ chế như vậy, các quốc gia thành viên phải cân nhắc các nguyên tắc về địa vị và chức năng của các thể chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
3. Nhân dân, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ chức đại diện của họ phải được hỏi ý kiến và tham gia đầy đủ vào quá trình giám sát.
Theo đó, quốc gia chỉ định một hoặc một số đầu mối thuộc chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc thi hành Công ước về quyền của người khuyết tật phải phù hợp với hệ thống tổ chức của mình.
Bên cạnh đó phải nghiêm túc cân nhắc thành lập hoặc chỉ định một cơ chế điều phối thuộc chính phủ để tạo thuận lợi cho các hành động liên quan với nhau trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.