Quy trình lấy mẫu thức ăn chăn nuôi đối với thức ăn dạng bột và bột thô, dạng lỏng được thực hiện như thế nào?

Đối với việc lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, cần thực hiện với yêu cầu về vị trí như thế nào? Quy trình lấy mẫu thức ăn chăn nuôi đối với thức ăn dạng bột và bột thô, dạng lỏng được quy định ra sao theo quy định của Tiêu chuẩn quốc gia về thức ăn chăn nuôi?

Cần tiến hành lấy mẫu thức ăn chăn nuôi ở vị trí nào?

Căn cứ tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu, vị trí lấy mẫu được quy định như sau:

"8.1 Vị trí lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu tại các vị trí nhằm tránh được sự nhiễm bẩn như không khí ẩm ướt, bụi hoặc bồ hóng. Nếu có thể, lấy mẫu ngay tại nơi bảo quản, tại điểm nạp hàng hoặc bốc dỡ hàng. Nếu việc lấy mẫu không thể tiến hành được khi vật liệu đang chạy trên dây chuyền, thì lô hàng cần lấy mẫu phải được sắp xếp sao cho tạo ra từng phần mà sử dụng để thu dược các mẫu phòng thử nghiệm đại diện."

Tiêu chuẩn lấy mẫu thức ăn chăn nuôi

Tiêu chuẩn lấy mẫu thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi dạng bột và bột thô được lấy mẫu theo quy trình nào?

Tại tiểu mục 8.5 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu có quy định về việc lấy mẫu đối với thức ăn chăn nuôi dạng bột và bột thô như sau:

"8.5 Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi dạng bột và bột thô
8.5.1 Các ví dụ về sản phẩm
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi này đã được chế biến (ví dụ như bột xay hoặc bột nghiền hoặc cũng có thể là bột khô) được liệt kê dưới đây, có cỡ hạt nhỏ hơn sản phẩm chưa chế biến dạng đơn hoặc hỗn hợp.
a) Sản phẩm dạng bột thô và dạng bột có nguồn gốc thực vật:
- Hạt ngũ cốc nguyên hoặc một số phần của hạt;
- Hạt có dầu chưa chế biến, đã chế biến hoặc đã chiết;
- Đậu đỗ chưa chế biến, đã chế biến hoặc đã chiết;
- Linh lăng hoặc loại có khô;
- Protein thực vật cô đặc;
- Tinh bột;
- Nấm men;
- Sản phẩm khác.
b) Sản phẩm dạng bột khô và dạng bột có nguồn gốc từ động vật:
- Thủy sản;
- Tiết, thịt và xương, hoặc xương;
- Sữa hoặc whey;
- Sản phẩm khác.
c) Sản phẩm premix;
d) Thức ăn bổ sung;
e) Thức ăn hỗn hợp;
f) Phụ gia cho thức ăn:
- Hợp chất hữu cơ - Các vitamin và các chất để pha chế vitamin, thuốc và các chất để pha chế thuốc, các chất chống oxi hóa, các axit amin, các chất tạo hương;
- Các hợp chất vô cơ.
8.5.2 Cỡ lô
Không phụ thuộc vào cỡ của chuyến hàng, lô hàng không được vượt quá cỡ lô tối đa được nêu trong 8.3.1.
8.5.3 Số lượng tối thiểu mẫu ban đầu cần lấy
Xem 8.4.3.
8.5.4 Cỡ mẫu
Xem 8.4.4.
8.5.5 Các chú ý khi lấy mẫu bột thô
Khi lấy mẫu bột thô cần chú ý để tránh gây nổ khi lấy mẫu bột thô vì sự tích tụ bụi của chúng.
Có nguy cơ hư hại cao hơn do vi sinh vật và làm hỏng sản phẩm vì chúng đã được chế biến. Do đó trong suốt quá trình trước khi kiểm tra lô hàng cần chú ý nhận biết bất kỳ phần nào không tốt của lô hàng. Tách riêng chúng ra khỏi phần còn lại của lô và từ đó lấy riêng rẽ các mẫu.
Xu hướng chung của các sản phẩm dạng này là dễ vón cục (ví dụ như do ẩm) cần bổ sung chất phụ gia chống vón cục. Việc xuất hiện vón cục có thể đòi hỏi phải chuẩn bị thêm hoặc lấy mẫu riêng rẽ.
Việc chia tách có thể phải thực hiện đến một chừng mực nào đó để có thể lấy mẫu riêng rẽ.
Qui trình lấy mẫu ban đầu từ bột thô để rời hoặc bao gói được quy định trong 8.4.5.
8.5.6 Chuẩn bị mẫu phòng thử nghiệm
Xem 8.4.6."

Quy trình lấy mẫu thức ăn chăn nuôi là sản phẩm dạng lỏng được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 8.8 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu, việc lấy mẫu đối với các sản phẩm là thức ăn chăn nuôi dạng lỏng được quy định như sau:

"8.8 Lấy mẫu các sản phẩm dạng lỏng
8.8.1 Ví dụ về sản phẩm
a) Các sản phẩm có độ nhớt thấp - Các sản phẩm dễ khuấy và dễ trộn.
b) Các sản phẩm có độ nhớt cao - Các sản phẩm không dễ khuấy, không dễ trộn.
8.8.2 Cỡ lô
Xem 8.3.1, trừ khi một contenơ chứa nhiều hơn 10 tấn hoặc 10 000 lít, trong trường hợp đó thì contenơ đó được coi là một lô.
8.8.3 Số lượng mẫu ban đầu cần lấy
Số lượng tối thiểu các mẫu ban đầu được chọn một cách ngẫu nhiên phải như sau:
a) Đối với sản phẩm để rời hoặc đựng trong contenơ:
Xem Bảng 9.
Bảng 9 - Số mẫu đối với sản phẩm dạng lỏng để rời

Khối lượng hoặc thể tích của lô

kg hoặc lít

Số lượng mẫu ban đầu lấy mẫu

Đến 2 500

4

Trên 2 500

7

Nếu không thể làm đồng nhất mẫu dạng lỏng thì tăng số lượng mẫu ban đầu để duy trì tính đại diện của mẫu phòng thử nghiệm.
b) Đối với sản phẩm đựng trong vật chứa, thì số lượng tối thiểu vật chứa được chọn một cách ngẫu nhiên để từ đó lấy ra số mẫu ban đầu phải là:
- Vật chứa nhỏ hơn 200 lít: Xem Bảng 10.
Bảng 10 - Số mẫu đối với sản phẩm dạng lỏng đựng trong vật chứa < 200 lít

Bảng 10

- Vật chứa từ 200 lít trở lên: Xem Bảng 11.

Bảng 11 - Số mẫu đối với sản phẩm dạng lỏng đựng trong vật chứa > 200 lít

Thể tích của lô hàng

lít

Số lượng vật chứa lấy mẫu

Đến 1 000

1

Từ 1 000 đến 10 000

2

Trên 10 000

3

Lấy mẫu ban đầu trong vật chứa ≥ 200 kg theo các quy định đối với lấy mẫu sản phẩm để rời (xem Bảng 9).
Khi lấy mẫu sản phẩm chứa trong các kiện hàng, chọn ngẫu nhiên số lượng tối thiểu các kiện cần lấy mẫu theo Bảng 10; lấy tối thiểu một mẫu/vật chứa/ kiện; tối đa 20 mẫu ban đầu/ lô hàng.
CHÚ THÍCH: Kiện hàng (consolidated pack) là nhiều hơn một vật chứa được nhóm lại để thuận tiện cho việc bốc xếp.
8.8.4. Cỡ mẫu
Xem Bảng 12.
Bảng 12 - Cỡ mẫu đối với sản phẩm dạng lỏng
Khối lượng tính bằng kg hoặc lít

Cỡ lô

Khối lượng hoặc thể tích tối thiểu của mẫu chung

Khối lượng hoặc thể tích tối thiểu của mẫu rút gọn a

Khối lượng hoặc thể tích tối thiểu của mẫu phòng thử nghiệm

1. Hàng rời

8

2

0,5

2. Sản phẩm đựng trong vật chứa (kg hoặc lít)

Đến 1

Khối lượng của 4 đơn vị lấy mẫu

Khối lượng của 4 đơn vị lấy mẫu

Khối lượng của 1 đơn vị lấy mẫu

Trên 1

4

2

0,5

a Đối với mẫu phòng thử nghiệm lên đến 4 đơn vị mẫu thì đây là lượng yêu cầu tối thiểu (xem chú thích trong 2.6).




8.8.5 Cách tiến hành
8.8.5.1 Lấy mẫu từ bể chứa
Nếu sản phẩm trong bể chứa đã lắng xuống và có thể không đồng nhất thì khuấy để trộn. Dùng dụng cụ thích hợp, lấy mẫu ban đầu từ lô đã trộn qua miệng phía trên của bể chứa. Nếu trước khi lấy mẫu mà không thể trộn được thì lấy mẫu ban đầu trong khi rót sản phẩm dạng lỏng vào bể chứa hoặc rót sản phẩm dạng lỏng ra khỏi bể chứa. Trong trường hợp đó, nếu không thể lấy mẫu khi lô đang chuyển động thì lấy số mẫu ban đầu ở các vị trí khác nhau của lô hàng để đảm bảo thu được mẫu phòng thử nghiệm đại diện.
Trong những trường hợp nhất định, với điều kiện là bản chất của sản phẩm cho phép thì có thể đun nóng thùng lên nhằm nâng cao độ đồng nhất của sản phẩm trước khi lấy mẫu.
8.8.5.2 Lấy mẫu từ thùng
Trước khi lấy mẫu ban đầu, trộn lượng chứa trong từng thùng đã chọn một cách ngẫu nhiên để lấy mẫu. Có thể trộn bằng cách lắc dọc, lắc ngang hoặc khuấy. Lấy mẫu ban đầu từ sản phẩm đã trộn.
Nếu như không thể trộn thì lấy ít nhất hai mẫu ban đầu từ mỗi thùng theo các hướng khác nhau từ ít nhất hai vùng khác nhau của thùng (trên mặt và đáy).
8.8.5.3 Lấy mẫu từ vật chứa nhỏ
Chọn vật chứa một cách ngẫu nhiên. Lấy mẫu ban đầu sau khi trộn lượng chứa trong từng vật chứa đã chọn. Nếu vật chứa quá nhỏ thì lấy toàn bộ lượng chứa làm mẫu ban đầu.
8.8.6 Chuẩn bị mẫu phòng thử nghiệm
Thu thập các mẫu ban đầu vào một vật chứa thích hợp để thu được mẫu chung. Trộn kỹ mẫu chung và loại bỏ một lượng vật liệu được yêu cầu để tạo thành mẫu rút gọn cỡ mẫu phù hợp; mẫu rút gọn thông thường không được ít hơn 2 kg hoặc 2 lít.
Đối với các sản phẩm khó trộn thì dùng quy trình rút gọn sau đây:
- Chia mẫu chung thành hai nửa. Ký hiệu một nửa là phần A và nửa còn lại là phần B.
- Lấy phần A và chia đôi thành 2 nửa. Ký hiệu một nửa là phần C và nửa còn lại là phần D.
- Chia đôi tiếp phần B, ký hiệu một nửa là phần E và nửa còn lại là phần F.
- Bằng phương pháp ngẫu nhiên, chọn phần C hoặc phần D.
- Bằng phương pháp ngẫu nhiên, chọn phần E hoặc phần F.
- Gộp các phần đã chọn với nhau.
- Trộn thật kỹ.
- Lặp lại với mẫu rút gọn và chia thành ba hoặc bốn mẫu phòng thử nghiệm theo các yêu cầu, với kích cỡ gần bằng nhau (tối thiểu 0,5 kg hoặc 0,5 lít).
- Cho mỗi mẫu phòng thử nghiệm vào một vật chứa thích hợp.
Nếu cần nhiều hơn bốn mẫu phòng thử nghiệm, thì lượng mẫu rút gọn tối thiểu phải được tăng lên cho phù hợp."

Như vậy, đối với mỗi loại thức ăn chăn nuôi, việc lấy mẫu thực hiện cụ thể theo quy trình được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu nhằm đảm bảo các nguyên tắc được xây dựng một cách hợp lý.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,650 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào