Quy trình lấy mẫu đối với thức ăn chăn nuôi dạng bán lỏng được tiến hành như thế nào? Tiêu chuẩn về báo cáo lấy mẫu thức ăn chăn nuôi được lập ra sao?
Việc bao gói mẫu và vật chứa mẫu khi thực hiện lấy mẫu thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu, việc bao gói, hàn kín và ghi nhãn mẫu và vật chứa mẫu được quy định như sau:
"9 Bao gói, hàn kín và ghi nhãn mẫu và vật chứa mẫu
9.1 Làm đầy và hàn kín vật chứa mẫu
Người lấy mẫu phải trực tiếp bao gói, làm kín vật chứa mẫu, niêm phong và ghi nhãn mẫu (xem 9.2) để gửi đến phòng thử nghiệm.
9.2 Ghi nhãn mẫu phòng thử nghiệm
Nhãn phải được ghi cụ thể như sau:
a) Tên người lấy mẫu và tên tổ chức của người lấy mẫu;
b) Dấu hiệu nhận biết mẫu do người lấy mẫu hoặc tổ chức lấy mẫu quy định;
c) Địa điểm, ngày và thời gian lấy mẫu;
d) Xác định rõ sản phẩm (tên, loại, yêu cầu kỹ thuật);
e) Thành phần của sản phẩm, nơi công bố;
f) Mã số nhận biết, số lượng mẻ, số lượng đối chứng hoặc việc nhận biết chuyến hàng đối với sản phẩm cần lấy mẫu.
9.3 Gửi mẫu đến phòng thử nghiệm
Ngay sau khi kết thúc quá trình lấy mẫu, người lấy mẫu phải gửi, bản giao mẫu cho phỏng thử nghiệm.
9.4 Bảo quản mẫu phòng thử nghiệm
9.4.1 Điều kiện bảo quản
Trong suốt quá trình lấy mẫu, vận chuyển, bản giao vá lưu mẫu, điều kiện bảo quần đối với các mẫu phòng thử nghiệm phải phù hợp với các yêu cầu về bảo quản do nhà sản xuất công bố để giữ được chất lượng sản phẩm, không làm thay đổi thành phần của mẫu. Các phần mẫu kiểm tra được lưu tại cơ sở lấy mẫu và cơ sở được lấy mẫu.
9.4.2 Thời gian lưu mẫu
Thời gian lưu mẫu là 6 tháng kể từ ngày lấy mẫu. Nếu sản phẩm có thời gian bảo quản quy định nhỏ hơn sáu tháng thì mẫu kiểm tra cũng chỉ cần giữ lại bằng thời gian này. Tùy vào tình hình thực tế, cơ sở lấy mẫu và cơ sở được lấy mẫu có thể thỏa thuận để quyết định thời gian lưu mẫu."
Đối với thức ăn chăn nuôi là các sản phẩm bán lỏng thì cách tiến hành lấy mẫu được quy định cụ thể như thế nào?
Đối với thức ăn chăn nuôi là các sản phẩm bán lỏng thì cách tiến hành lấy mẫu được quy định cụ thể như thế nào?
Tại tiểu mục 8.9.9 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu, cách tiến hành lấy mẫu các sản phẩm bán lỏng (bán rắn, bột nhão) được quy định như sau:
"8.9.5 Cách tiến hành
8.9.5.1 Yêu cầu chung
Nếu có thể, cần lấy mẫu sản phẩm ở trạng thái lỏng.
8.9.5.2 Lấy mẫu ở trạng thái lỏng
Xem 8.8.5.
8.9.5.3 Lấy mẫu ở trạng thái bán lỏng (bán rắn, bột nhão)
Trong trường hợp sản phẩm được vận chuyển hoặc được bảo quản trong bể chứa, thì dùng dụng cụ lấy mẫu thích hợp có thể chạm tới đáy của bể chứa theo đường chéo. Lấy các mẫu ban đầu từ ít nhất ba độ sâu. Nếu có thể, lấy các mẫu ban đầu trên toàn bộ mặt cắt của bể chứa.
Sau khi lấy mẫu xong, dùng chính sản phẩm đó để làm kín các lỗ nơi mà mẫu được lấy ra.
Nếu không thể trộn được, hoặc không thể tiến hành lấy mẫu trong khi vật liệu đang chuyển động, thì lấy các mẫu ban đầu tại các độ sâu cách nhau khoảng 300 mm, đối với mỗi một mẫu ban đầu lấy một lượng tỷ lệ thuận với dung tích mặt cắt ngang của vật chứa tại độ sâu đó."
Dẫn chiếu đến quy định tại tiểu mục 8.8.5 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu, việc lấy mẫu ở trạng thái lỏng được tiến hành như sau:
"8.8.5 Cách tiến hành
8.8.5.1 Lấy mẫu từ bể chứa
Nếu sản phẩm trong bể chứa đã lắng xuống và có thể không đồng nhất thì khuấy để trộn. Dùng dụng cụ thích hợp, lấy mẫu ban đầu từ lô đã trộn qua miệng phía trên của bể chứa. Nếu trước khi lấy mẫu mà không thể trộn được thì lấy mẫu ban đầu trong khi rót sản phẩm dạng lỏng vào bể chứa hoặc rót sản phẩm dạng lỏng ra khỏi bể chứa. Trong trường hợp đó, nếu không thể lấy mẫu khi lô đang chuyển động thì lấy số mẫu ban đầu ở các vị trí khác nhau của lô hàng để đảm bảo thu được mẫu phòng thử nghiệm đại diện.
Trong những trường hợp nhất định, với điều kiện là bản chất của sản phẩm cho phép thì có thể đun nóng thùng lên nhằm nâng cao độ đồng nhất của sản phẩm trước khi lấy mẫu.
8.8.5.2 Lấy mẫu từ thùng
Trước khi lấy mẫu ban đầu, trộn lượng chứa trong từng thùng đã chọn một cách ngẫu nhiên để lấy mẫu. Có thể trộn bằng cách lắc dọc, lắc ngang hoặc khuấy. Lấy mẫu ban đầu từ sản phẩm đã trộn.
Nếu như không thể trộn thì lấy ít nhất hai mẫu ban đầu từ mỗi thùng theo các hướng khác nhau từ ít nhất hai vùng khác nhau của thùng (trên mặt và đáy).
8.8.5.3 Lấy mẫu từ vật chứa nhỏ
Chọn vật chứa một cách ngẫu nhiên. Lấy mẫu ban đầu sau khi trộn lượng chứa trong từng vật chứa đã chọn. Nếu vật chứa quá nhỏ thì lấy toàn bộ lượng chứa làm mẫu ban đầu."
Như vậy, cách tiến hành lấy mẫu đối với thức ăn chăn nuôi là sản phẩm bán lỏng được thực hiện theo quy trình trên.
Báo cáo sau khi lấy mẫu thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo quy định nào?
Tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu có quy định về việc lập báo cáo lấy mẫu như sau:
"10 Báo cáo lấy mẫu
Sau mỗi lần lấy mẫu, người lấy mẫu phải hoàn thiện bản báo cáo càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu có thể, trong báo cáo lấy mẫu cần kèm theo cả các bản sao nhãn của bao gói hoặc vật chứa hoặc bản sao của chuyến hàng.
Báo cáo lấy mẫu phải bao gồm ít nhất các thông tin sau đây:
a) Thông tin cần thiết về nhãn của mẫu phòng nghiệm (xem 9.2);
b) Tên và địa chỉ của người giám sát lấy mẫu;
c) Tên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người bao gói và/hoặc người bán hàng;
d) Cỡ lô, tính theo khối lượng hoặc thể tích, các thông tin khác liên quan lô hàng nếu có:
- Mục đích lấy mẫu,
- Số lượng mẫu phòng thử nghiệm đã lấy từ chuyến hàng được gửi đến phòng thử nghiệm thỏa thuận để phân tích,
- Các chi tiết sai lệch so với qui trình lấy mẫu,
- Các lưu ý khác có liên quan."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về quá trình bao gói đối với mẫu và sản phẩm lấy mẫu, cách tiến hành lấy mẫu đối với thức ăn chăn nuôi nói chung và thức ăn chăn nuôi dạng bán lỏng nói riêng cũng như chi tiết việc lập báo cáo lấy mẫu, thể hiện trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 về Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.