Quy trình đôn đốc thu nợ đối với người nợ thuế như thế nào? Có các biện pháp đôn đốc nợ thuế nào?

Cho tôi hỏi việc đôn đốc thu nợ đối với người nợ thuế được thực hiện theo quy trình như thế nào và những biện pháp đôn đốc nợ nào có thể được áp dụng đối với người nộp thuế đang nợ tiền thuế? Câu hỏi của anh H (Long An).

Người nợ thuế là ai?

Thuật ngữ "người nợ thuế" được định nghĩa tại tiểu mục 6 Mục 3 Phần I Quy trình Quản lý nợ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 như sau:

Giải thích từ ngữ
...
6. Người nợ thuế là NNT có khoản tiền thuế nợ theo quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 mục III phần I Quy trình này.
...

Theo đó, người nợ thuế là người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ theo quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 Mục III Phần I Quy trình Quản lý nợ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022, cụ thể:

(1) Nợ khó thu;

(2) Nợ đang xử lý;

(3) Nợ đã xử lý;

(4) Nợ có khả năng thu.

Quy trình đôn đốc thu nợ đối với người nợ thuế như thế nào? Có các biện pháp đôn đốc nợ thuế nào?

Quy trình đôn đốc thu nợ thuế (Hình từ Internet)

Có các biện pháp đôn đốc nợ nào đối với người nợ thuế?

Các biện pháp đôn đốc nợ được quy định tại tiểu mục 14 Mục 3 Phần I Quy trình Quản lý nợ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 như sau:

Giải thích từ ngữ
...
14. Các biện pháp đôn đốc nợ bao gồm: gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi thư điện tử, gửi thông báo tiền thuế nợ cho NNT, mời NNT đến làm việc tại trụ sở CQT.
...

Theo đó, các biện pháp đôn đốc nợ có thể được áp dụng đối với người nợ tiền thuế bao gồm:

- Gọi điện thoại;

- Gửi tin nhắn;

- Gửi thư điện tử;

- Gửi thông báo tiền thuế nợ cho người nộp thuế;

- Mời người nộp thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế.

Quy trình đôn đốc thu nợ đối với người nợ thuế như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Phần II Quy trình Quản lý nợ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022, hằng tháng, sau ngày hệ thống chạy chương trình đôn đốc, công chức thuộc bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình đôn đốc nợ thuế như sau:

(1) Đối với người nộp thuế chỉ có khoản nợ từ 01 ngày đến 30 ngày:

Công chức thuộc bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc bằng điện thoại hoặc gửi tin nhắn hoặc gửi thư điện tử cho người nộp thuế (chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế...) để thông báo về số tiền thuế nợ.

(2) Đối với người nộp thuế có khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, công chức thuộc bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình thực hiện:

- Ban hành Thông báo tiền thuế nợ theo mẫu số 01/TTN quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế; các khoản nợ của người nộp thuế tại Thông báo tiền thuế nợ bao gồm các khoản nợ mới phát sinh từ 01 (một) ngày trở lên.

TẢI VỀ Thông báo tiền thuế nợ

- Trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt:

+ Tại Cục Thuế, Thông báo 01/TTN có thể ủy quyền cho Trưởng phòng quản lý nợ hoặc Trưởng phòng Quản lý thuế thuộc Cục Thuế DNL ký và gửi người nộp thuế bằng phương thức điện tử kèm theo bảng kê tổng hợp theo mẫu số 01/BK-TTN ban hành kèm theo Quy trình Quản lý nợ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022.

TẢI VỀ Bảng kê tổng hợp tiền thuế nợ

+ Tại Chi cục Thuế, Thông báo 01/TTN do lãnh đạo Chi cục Thuế ký và gửi người nộp thuế bằng phương thức điện tử kèm theo bảng kê tổng hợp theo mẫu số 01/BK-TTN ban hành kèm theo Quy trình này.

Trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử thì cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính hoặc gửi trực tiếp.

Nếu người nộp thuế đề nghị gửi bảng kê chi tiết theo mẫu số 01-1/BK-TTN ban hành kèm theo Quy trình Quản lý nợ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 thì bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình gửi đến người nộp thuế bằng phương thức điện tử hoặc qua thư điện tử của người nộp thuế.

TẢI VỀ Bảng kê chi tiết tiền thuế nợ

- Sau khi gửi Thông báo 01/TTN nếu người nộp thuế phản ánh về số liệu tiền thuế nợ tại Thông báo 01/TTN không chính xác thì công chức thuộc bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình phối hợp với người nộp thuế thực hiện:

+ Rà soát, đối chiếu số liệu của người nộp thuế:

Trường hợp cần thiết thì cơ quan thuế đề nghị người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu để chứng minh hoặc mời người nộp thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế để đối chiếu, xác định nguyên nhân chênh lệch số tiền thuế nợ.

Sau khi đối chiếu, xác định nguyên nhân chênh lệch số tiền thuế nợ, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình cung cấp thông tin, phối hợp với các bộ phận có liên quan thực hiện điều chỉnh lại dữ liệu.

+ Hướng dẫn người nộp thuế gửi thư tra soát đến cơ quan thuế đối với trường hợp người nộp thuế phải gửi thư tra soát theo quy định tại Điều 69 Thông tư 80/2021/TT-BTC để làm căn cứ điều chỉnh lại tiền thuế nợ cho người nộp thuế.

+ Ban hành lại Thông báo 01/TTN khi người nộp thuế có đề nghị: Công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện ban hành lại Thông báo 01/TTN theo số liệu đã xác định lại, trong đó tại Thông báo ban hành lại ghi rõ: Thông báo này thay thế cho Thông báo số…, đã ban hành ngày...

- Các khoản nợ không ban hành Thông báo 01/TTN

+ Khoản nợ của người nộp thuế được cơ quan thuế ban hành: Quyết định nộp dần tiền thuế nợ, Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp, Quyết định khoanh nợ.

+ Tiền thuế đang chờ điều chỉnh.

(3) Đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày, tiền thuế nợ thuộc trường hợp phải cưỡng chế theo quy định: công chức thuộc bộ phận quản lý nợ thực hiện cưỡng chế theo Quy trình cưỡng chế nợ thuế, công chức thuộc bộ phận tham gia thực hiện quy trình phối hợp thực hiện đôn đốc nợ.

(4) Các trường hợp tạm thời chưa ban hành Thông báo 01/TTN

- Khoản nợ khó thu (trừ tiền thuế nợ của người nộp thuế đã bị cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn liên tiếp từ 03 lần trở lên, khoản nợ của người nộp thuế liên quan đến trách nhiệm hình sự);

- Khoản nợ đang xử lý (trừ khoản nợ đang khiếu nại, khởi kiện);

- Người nộp thuế có tổng số tiền thuế nợ nhỏ, ở địa bàn có số lượng người nộp thuế lớn, biên chế công chức bộ phận quản lý nợ, trang thiết bị làm việc chưa đảm bảo, căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, Cục Trưởng Cục Thuế ban hành văn bản quy định số tiền thuế nợ nhỏ chi tiết theo từng nhóm người nộp thuế phù hợp với từng địa bàn.

Trường hợp cần thiết phải ban hành Thông báo 01/TTN, cơ quan thuế thực hiện ban hành thông báo và gửi người nộp thuế để đôn đốc người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước.

Đối với số tiền thuế nợ của hộ kinh doanh và cá nhân chưa ban hành Thông báo 01/TTN, bộ phận quản lý nợ lập danh sách tổng hợp tiền thuế nợ (theo mẫu số 01/HKD-TTN ban hành kèm theo Quy trình Quản lý nợ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022), trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt và chuyển đội quản lý thuế xã, phường/liên xã phường để đôn đốc.

TẢI VỀ Danh sách hộ kinh doanh, cá nhân có tiền thuế nợ

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,120 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào