Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm rà soát, tham mưu trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận và thống nhất (Nghị quyết) về chủ trương, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự; Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh mở hội nghị để thảo luận, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín.
Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Bước 4: Trên cơ sở kết quả bước 3, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh mở hội nghị để tham gia ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm.
Bước 5: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ họp nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự (Nghị quyết) về việc bổ nhiệm. Dự kiến phân công người được bổ nhiệm.
Trước khi thảo luận phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Đảng ủy cơ quan (những nơi không có Ban Thường vụ) đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
Nhân sự được tín nhiệm, lãnh đạo đơn vị xây dựng hồ sơ bổ nhiệm theo quy định.
Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự đảng, phòng Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ, tham mưu trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền.
Đơn vị quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp phòng theo nhóm hoặc khối đơn vị thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhân sự đưa ra hội nghị cũng theo nhóm hoặc khối đã quy hoạch. Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn (có số dư) giới thiệu ra hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định.
Lưu ý:
Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị.
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như thế nào? (hình từ internet)
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 46 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các phòng và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Theo đó, bộ máy tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
- Ủy ban kiểm sát;
- Văn phòng;
- Các phòng và tương đương.
Cũng theo quy định này, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Tại Điều 41 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
Đối chiếu với quy định này thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh sẽ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.