Quỹ Tích lũy trả nợ có được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại không?
Quỹ Tích lũy trả nợ có được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại không?
Quỹ Tích lũy trả nợ có được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại không thì theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 92/2018/NĐ-CP như sau:
Quỹ Tích lũy trả nợ
1. Chính phủ thành lập Quỹ Tích lũy trả nợ và giao Bộ Tài chính thực hiện quản lý theo quy định tại Điều 56 của Luật Quản lý nợ công trên cơ sở Quỹ Tích lũy trả nợ được thành lập theo quy định tại Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ.
2. Quỹ Tích lũy trả nợ (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho công chức của Bộ Tài chính làm chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) và phân công một số công chức làm nhiệm vụ quản lý Quỹ theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Quỹ được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong nước.
5. Quỹ thực hiện hạch toán kế toán theo quy định pháp luật về kế toán. Việc quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam được thực hiện theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính (hoặc đơn vị thuộc Bộ Tài chính được ủy quyền) công bố. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ.
Như vậy, theo quy định trên thì Quỹ Tích lũy trả nợ được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại trong nước.
Quỹ Tích lũy trả nợ có được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ tại ngân hàng thương mại không? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm đảm bảo cân đối ngoại tệ cho Quỹ Tích lũy trả nợ?
Ai có trách nhiệm đảm bảo cân đối ngoại tệ cho Quỹ Tích lũy trả nợ, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 92/2018/NĐ-CP như sau:
Đảm bảo nguồn ngoại tệ của Quỹ
1. Căn cứ vào tình hình thực hiện thu chi ngoại tệ của Quỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc điều hòa ngoại tệ cho Quỹ từ quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước trong trường hợp nguồn thu ngoại tệ không đáp ứng đủ nhu cầu chi ngoại tệ của Quỹ.
2. Trong trường hợp nguồn thu ngoại tệ của Quỹ không đảm bảo chi bằng ngoại tệ và Quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước không đủ nguồn ngoại tệ để thanh toán, Quỹ thực hiện mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc từ các ngân hàng thương mại để duy trì nguồn ngoại tệ tối thiểu bằng một kỳ trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong năm tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo cân đối ngoại tệ cho Quỹ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo cân đối ngoại tệ cho Quỹ Tích lũy trả nợ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ?
Đối với quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ, thì Bộ trưởng Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 92/2018/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức quản lý và thực hiện thu, chi, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 56 Luật Quản lý nợ công 2017 và quy định tại Nghị định này.
- Báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về tình hình thu, chi, nghĩa vụ trả nợ, nguyên nhân Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ, đề xuất phương án xử lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước trong trường hợp Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017
- Quyết định gia hạn thu hồi khoản vốn ứng trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ và Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc khoanh nợ, cơ cấu lại khoản nợ ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
- Quyết định việc lựa chọn các ngân hàng thương mại trong nước để gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ.
- Phê duyệt kế hoạch thu, chi hàng năm của Quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.