Quy tắc xuất xứ ưu đãi là gì? Quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định nào?

Tôi có thắc mắc mong được giải đáp như sau: Quy tắc xuất xứ ưu đãi là gì? Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết có quy định riêng mẫu C/O ưu đãi thì làm thế nào? Câu hỏi của anh P từ Nha Trang.

Quy tắc xuất xứ ưu đãi là gì?

Quy tắc xuất xứ ưu đãi được quy định tại Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
...
2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
3. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
...

Theo đó, Quy tắc xuất xứ ưu đãi được hiểu là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

Quy tắc xuất xứ ưu đãi là gì? Quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định nào?

Quy tắc xuất xứ ưu đãi là gì? (Hình từ Internet)

Quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định nào?

Quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2018/TT-BCT như sau:

Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

Như vậy, theo quy định, Quy tắc xuất xứ ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện cụ thể như sau:

(1) Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan: quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.

(2) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác: quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết có quy định riêng mẫu C/O ưu đãi thì làm thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về kê khai C/O như sau:

Kê khai C/O
1. C/O mẫu B của Việt Nam cấp cho hàng hóa xuất khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai C/O mẫu B của Việt Nam cụ thể như sau:
a) Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu
b) Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu
c) Ô trên cùng bên phải: số tham chiếu của C/O (dành cho cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O)
d) Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng đường hàng không thì khai báo “by air”, số hiệu chuyến bay, tên cảng hàng không dỡ hàng; nếu gửi bằng đường biển thì khai báo tên tàu và tên cảng dỡ hàng)
đ) Ô số 4: tên cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O, địa chỉ, tên nước
e) Ô số 5: Mục dành riêng cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu
g) Ô số 6: mô tả hàng hóa và mã HS; ký hiệu và số hiệu của kiện hàng
h) Ô số 7: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác
i) Ô số 8: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại
k) Ô số 9: nơi cấp C/O, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O
l) Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O và chữ ký của người xuất khẩu (dành cho thương nhân đề nghị cấp C/O).
2. Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu C/O ưu đãi, việc kê khai C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.

Theo đó, trong trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định riêng về các loại mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi thì việc kê khai C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,949 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào