Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có được sử dụng vốn bổ sung từ kết quả hoạt động đề bù đắp tổn thất thiệt hại về tài sản của Quỹ hay không?
- Doanh thu của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nguồn thu nào?
- Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có được sử dụng vốn bổ sung từ kết quả hoạt động đề bù đắp tổn thất thiệt hại về tài sản của Quỹ hay không?
- Trường hợp thiệt hại nghiêm trọng mà Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tự khắc phục được thì xử lý như thế nào?
Doanh thu của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nguồn thu nào?
Can cứ Điều 47 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về doanh thu như sau:
Doanh thu của Quỹ là khoản phải thu phát sinh trong kỳ, bao gồm:
1. Thu từ hoạt động nghiệp vụ:
a) Thu từ hoạt động cho vay bao gồm: thu lãi từ cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp và thu khác từ hoạt động cho vay;
b) Thu từ hoạt động quản lý các nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác (nếu có);
c) Thu từ hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Các khoản thu khác từ hoạt động nghiệp vụ.
2. Thu từ lãi tiền gửi.
3. Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản; thu tiền bảo hiểm được bồi thường (phần còn lại sau khi đã bù đắp tổn thất xảy ra); thu phạt, bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế; thu từ các khoản nợ đã xóa bằng dự phòng rủi ro nay thu hồi được; thu từ chênh lệch tỷ giá (nếu có).
4. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh thu của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
(1) Thu từ hoạt động nghiệp vụ.
(2) Thu từ lãi tiền gửi.
(3) Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản.
(4) Thu tiền bảo hiểm được bồi thường (phần còn lại sau khi đã bù đắp tổn thất xảy ra).
(5) Thu phạt, bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế.
(6) Thu từ các khoản nợ đã xóa bằng dự phòng rủi ro nay thu hồi được.
(7) Thu từ chênh lệch tỷ giá (nếu có).
(8) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Doanh thu của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nguồn thu nào? (Hình từ Internet)
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có được sử dụng vốn bổ sung từ kết quả hoạt động đề bù đắp tổn thất thiệt hại về tài sản của Quỹ hay không?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về vốn hoạt động của Quỹ như sau:
Vốn hoạt động của Quỹ
1. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
a) Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 2.000 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi cho đầu tư phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ của Quỹ trong từng thời kỳ;
b) Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ;
c) Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân;
d) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 45 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về mục đích sử dụng vốn như sau:
Mục đích sử dụng vốn
1. Sử dụng vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
2. Sử dụng vốn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 43 Nghị định này để tài trợ vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
3. Sử dụng vốn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 43 Nghị định này để hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Sử dụng vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định này để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Quỹ; xử lý rủi ro, bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động của Quỹ.
5. Sử dụng vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để chi quản lý, điều hành Quỹ; chi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ theo quy định tại Điều 48 Nghị định này để phục vụ cho hoạt động của Quỹ.
6. Sử dụng vốn nhàn rỗi thuộc vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại nhưng phải đảm bảo an toàn vốn.
Như vậy, vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng để thực hiện xử lý rủi ro, bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động của Quỹ.
Trường hợp thiệt hại nghiêm trọng mà Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tự khắc phục được thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về quản lý tài sản như sau:
Quản lý tài sản
...
6. Xử lý tổn thất về tài sản
Khi bị tổn thất về tài sản, Quỹ phải xác định giá trị tài sản bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
a) Xác định rõ nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ) và nguyên nhân chủ quan;
b) Nếu do nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Quỹ quy định cụ thể việc bồi thường và quyết định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Nếu tài sản đã mua bảo hiểm theo pháp luật thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
d) Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng, nếu thiếu thì được hạch toán vào chi phí trong kỳ của Quỹ;
đ) Trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, Quỹ không thể tự khắc phục được thì Giám đốc báo cáo Hội đồng thành viên phương án xử lý tổn thất để trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định.
7. Quỹ có trách nhiệm ban hành quy chế mua sắm và quản lý tài sản cố định theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Như vậy, trường hợp thiệt hại nghiêm trọng mà Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tự khắc phục được thì Giám đốc báo cáo Hội đồng thành viên phương án xử lý tổn thất để trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.