Quỹ Nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam có phạm vi hoạt động như thế nào? Thông qua những hình thức gì?

Quỹ Nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam có phạm vi hoạt động như thế nào? Thông qua những hình thức gì? Việc vận động quyên góp tài trợ cho Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh T (Bình Định)

Quỹ Nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam có phạm vi hoạt động như thế nào?

Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

Quỹ Nạn nhân chất độc da cam /dioxin Việt Nam (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 3 Điều lệ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1365/QĐ-BNV năm 2009 quy định về phạm vi hoạt động như sau:

Địa vị pháp lý và phạm vi hoạt động
1. Quỹ hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản (kể cả tài khoản ngoại tệ) tại ngân hàng, kho bạc nhà nước.
2. Trụ sở Quỹ đặt tại trụ sở Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, tại thành phố Hà Nội.

Theo đó, phạm vi hoạt động của Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam là trong phạm vi cả nước.

Có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản (kể cả tài khoản ngoại tệ) tại ngân hàng, kho bạc nhà nước.

Trụ sở Quỹ đặt tại trụ sở Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, tại thành phố Hà Nội.

Việc vận động quyên góp tài trợ cho Quỹ Nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam thực hiện như thế nào?

Tại Điều 13 Điều lệ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1365/QĐ-BNV năm 2009 quy định về việc Vận động quyên góp, vận động tài trợ như sau:

Vận động quyên góp, vận động tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ ở trong nước và ở nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các cuộc vận động quyên góp, vận động tài trợ ở nước ngoài trong phạm vi cả nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quỹ phải có đề án được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ đồng ý bằng văn bản.

Như vậy, việc vận động quyên góp tài trợ cho Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam thực hiện như sau:

- Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ ở trong nước và ở nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.

- Đối với các cuộc vận động quyên góp, vận động tài trợ ở nước ngoài trong phạm vi cả nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quỹ phải có đề án được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ đồng ý bằng văn bản.

Những đối tượng nào sẽ được Quỹ Nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam hỗ trợ? Các hình thức hỗ trợ là gì?

Tại Điều 14 Điều lệ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1365/QĐ-BNV năm 2009 quy định các đối tượng được Quỹ Nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam hỗ trợ như sau:

Đối tượng được giúp đỡ
1. Những người bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam là đối tượng được chăm sóc, giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất.
2. Con, cháu của nạn nhân sinh ra bị khuyết tật, dị dạng hoặc bị các bệnh khác do chất độc hóa học gây ra.
3. Ưu tiên được chăm lo giúp đỡ trước là gia đình nạn nhân đặc biệt khó khăn, nạn nhân ở vùng sâu, vùng xa.

Như vậy các đối tượng được giúp đỡ bao gồm:

- Những người bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam là đối tượng được chăm sóc, giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất.

- Con, cháu của nạn nhân sinh ra bị khuyết tật, dị dạng hoặc bị các bệnh khác do chất độc hóa học gây ra.

- Ưu tiên được chăm lo giúp đỡ trước là gia đình nạn nhân đặc biệt khó khăn, nạn nhân ở vùng sâu, vùng xa.

Các hình thức giúp đỡ được quy định cụ thể tại Điều 15 Điều lệ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1365/QĐ-BNV năm 2009:

Hình thức giúp đỡ
1. Tặng tiền, quà, thuốc chữa bệnh, phương tiện phục hồi chức năng, phục vụ sinh hoạt.
2. Trợ giúp làm nhà ở, sửa chữa nhà ở.
3. Trợ cấp chữa bệnh, trợ cấp khi ốm đau, nằm viện dài ngày.
4. Nuôi dưỡng tại các cơ sở chăm sóc y tế theo chế độ bán trú hoặc lưu trú có thời gian, hoặc thường xuyên.
5. Cấp học bổng học văn hóa, học nghề.
6. Tặng hoặc cho vay tiền không tính lãi để làm vốn sản xuất, kinh doanh, mở lớp dạy học, dạy nghề, và tư vấn việc làm.
7. Trợ cấp lúc gặp khó khăn đột xuất và các hình thức giúp đỡ khác tùy theo hoàn cảnh cụ thể của nạn nhân và khả năng tài chính của Quỹ.

Theo đó, bao gồm các hình thức hỗ trợ như sau:

- Tặng tiền, quà, thuốc chữa bệnh, phương tiện phục hồi chức năng, phục vụ sinh hoạt.

- Trợ giúp làm nhà ở, sửa chữa nhà ở.

- Trợ cấp chữa bệnh, trợ cấp khi ốm đau, nằm viện dài ngày.

- Nuôi dưỡng tại các cơ sở chăm sóc y tế theo chế độ bán trú hoặc lưu trú có thời gian, hoặc thường xuyên.

- Cấp học bổng học văn hóa, học nghề.

- Tặng hoặc cho vay tiền không tính lãi để làm vốn sản xuất, kinh doanh, mở lớp dạy học, dạy nghề, và tư vấn việc làm.

- Trợ cấp lúc gặp khó khăn đột xuất và các hình thức giúp đỡ khác tùy theo hoàn cảnh cụ thể của nạn nhân và khả năng tài chính của Quỹ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,460 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào