Quy mô của khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? Nhân lực của khoa đột quỵ được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi là quy mô của khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? Nhân lực của khoa đột quỵ được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Ninh Thuận.

Quy mô của khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?

Quy mô của khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:

Quy mô, nhân lực và trang thiết bị của Khoa đột quỵ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị dưới 1000 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập khoa đột quỵ. Quy mô giường bệnh của khoa đột quỵ là dưới 50 giường bệnh.
...

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở khám chữa bệnh có dưới 1000 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập khoa đột quỵ

Quy mô giường bệnh của khoa đột quỵ là dưới 50 giường bệnh.

Khoa đột quỵ

Quy mô của khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhân lực của khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào?

Nhân lực của khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:

Quy mô, nhân lực và trang thiết bị của Khoa đột quỵ
2. Nhân lực: theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này và theo các quy định hiện hành về cơ cấu tổ chức và hoạt động của khoa lâm sàng.
3. Trang thiết bị thiết yếu:
a) Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:

Quy mô, nhân lực, trang thiết bị của đơn vị đột quỵ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 500 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đơn vị đột quỵ. Quy mô giường bệnh của đơn vị đột quỵ là dưới 20 giường bệnh.
2. Nhân lực
a) Đơn vị đột quỵ có bác sĩ chuyên khoa thần kinh, hoặc cấp cứu, hoặc hồi sức tích cực, được đào tạo về đột quỵ và điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.
b) Số lượng bác sỹ và điều dưỡng tùy thuộc vào quy mô giường bệnh và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trang thiết bị thiết yếu
a) Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, theo quy định trên thì nhân lực của khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh được quy định như sau:

- Khoa đột quỵ có bác sĩ chuyên khoa thần kinh, hoặc cấp cứu, hoặc hồi sức tích cực, được đào tạo về đột quỵ và điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.

- Số lượng bác sỹ và điều dưỡng tùy thuộc vào quy mô giường bệnh và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những bộ phận chuyên môn nào?

Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những bộ phận chuyên môn được quy định tại Điều 13 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:

Cơ cấu tổ chức của khoa đột quỵ
Khoa đột quỵ được tổ chức các bộ phận chuyên môn như quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Tùy theo điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ, khoa đột quỵ có thể tổ chức thêm các bộ phận khác.

Theo đó tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:

Cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ
1. Đơn vị đột quỵ là đơn vị thuộc khoa nội thần kinh, hoặc khoa cấp cứu, hoặc khoa hồi sức tích cực, hoặc khoa tim mạch của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Các bộ phận chuyên môn:
a) Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;
b) Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;
c) Điều trị đột quỵ bán cấp;
d) Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;
đ) Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);
e) Tư vấn;
g) Tổ đột quỵ.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ quy định tại Khoản 2 Điều này và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chuyên môn của đơn vị đột quỵ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, theo quy định trên thì khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những bộ phận chuyên môn sau:

- Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;

- Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;

- Điều trị đột quỵ bán cấp;

- Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;

- Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);

- Tư vấn;

- Tổ đột quỵ.

Tùy theo điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ, khoa đột quỵ có thể tổ chức thêm các bộ phận khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

689 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào