Quy luật lượng chất là gì? Ví dụ về quy luật lượng chất? Trả lương cho người lao động có dựa trên chất lượng thực hiện công việc không?
Quy luật lượng chất là gì? Ví dụ về quy luật lượng chất?
Quy luật lượng chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong những quy luật triết học cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật lượng chất mô tả mối quan hệ giữa những thay đổi về lượng và những thay đổi về chất trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Ví dụ về quy luật lượng chất
- Nước đun nóng: Khi nhiệt độ tăng dần (thay đổi về lượng) từ 0°C đến 100°C, nước vẫn ở thể lỏng. Nhưng khi đạt 100°C, nước bất ngờ chuyển sang thể hơi (thay đổi về chất).
- Học tập kiến thức: Việc tích lũy kiến thức hàng ngày (thay đổi về lượng) sẽ dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc và khả năng vận dụng linh hoạt (thay đổi về chất).
- Phát triển xã hội: Sự tích lũy về công nghệ, kinh tế (thay đổi về lượng) dẫn đến những bước nhảy vọt trong phát triển xã hội như cách mạng công nghiệp (thay đổi về chất).
- Sự phát triển của trẻ em: Chiều cao, cân nặng tăng dần (thay đổi về lượng) dẫn đến những thay đổi về thể chất và tinh thần ở các giai đoạn phát triển (thay đổi về chất).
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Quy luật lượng chất là gì? Ví dụ về quy luật lượng chất? Trả lương cho người lao động có dựa trên chất lượng thực hiện công việc không? (hình từ internet)
Nội dung quy luật lượng chất? Căn cứ trả lương cho người lao động có dựa trên chất lượng thực hiện công việc không?
Nội dung quy luật lượng chất như sau: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn... Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ trả lương cho người lao động có dựa trên chất lượng thực hiện công việc không?
Theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Như vậy, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Trường hợp bất khả kháng doanh nghiệp không thể trả lương đúng hạn thì có thể chậm trả lương không?
Theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì có thể chậm trả lương, nhưng không được chậm quá 30 ngày.
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.