Quy luật cung cầu là gì? Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả trong quy luật cung cầu là gì? Điều hòa cung cầu bao gồm những gì?

Quy luật cung cầu là gì? Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả trong quy luật cung cầu là gì? Điều hòa cung cầu bao gồm những gì? Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường có phải là căn cứ định giá của Nhà nước không?

Quy luật cung cầu là gì?

Quy luật cung cầu là cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế hàng hóa.

Trong đó:

- Cầu được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ là lượng hàng hóa hay dịch vụ đó mà người mua dự kiến mua trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cung về một loại hàng hóa hay dịch vụ là tổng số hàng hóa hay dịch vụ đó mà các chủ thể kinh tế đưa ra bán trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm cả hàng hóa bán được và chưa bán được.

Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại, cung xác định cầu.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Quy luật cung cầu là gì? Mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả trong quy luật cung cầu là gì? Điều hòa cung cầu bao những gì?

Quy luật cung cầu là gì? Mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả trong quy luật cung cầu là gì? Điều hòa cung cầu bao gồm những gì? (hình từ internet)

Mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả trong quy luật cung cầu là gì? Điều hòa cung cầu bao gồm những gì?

Giữa cung, cầu và giá cả trong quy luật cung cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

- Giá cả = giá trị thì trạng thái cung cầu ở thế cân bằng.

- Giá cả < giá trị trị thì cung ở xu thế giảm, cầu ở xu thế tăng.

- Giá cả > giá trị trị thì cung ở xu thế tăng, cầu ở xu thế giảm.

- Cung > cầu thì giá cả có xu thế giảm.

- Cung < cầu thì giá cả có xu thế tăng.

- Cung = cầu thì giá cả ổn định tương đối.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Theo Điều 19 Luật Giá 2023 quy định như sau:

Các biện pháp bình ổn giá
1. Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
a) Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;
d) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
...

Như vậy, điều hòa cung cầu bao gồm:

- Điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa;

- Mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;

Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường có phải là căn cứ định giá của Nhà nước không?

Theo Điều 22 Luật Giá 2023 quy định như sau:

Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước
1. Nguyên tắc định giá của Nhà nước được quy định như sau:
a) Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;
c) Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
2. Căn cứ định giá của Nhà nước được quy định như sau:
a) Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ;
b) Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
c) Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.

Như vậy, quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường là một trong những căn cứ để Nhà nước định giá.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
3,751 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào