Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không đủ để chi trả chi phí khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp thì cần xử lý thế nào?

Cho tôi hỏi trong trường hợp chi phí khám chữa bệnh của quân nhân chuyên nghiệp vượt mức Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hiện có thì khoản chi phí còn thiếu phải xử lý như thế nào? Câu hỏi của anh Kiệt từ Nghệ An.

Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không đủ để chi trả chi phí khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp thì cần xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT--BQP-BYT-BTC có quy định về trường hợp Quỹ khám chữa bệnh không đủ chi trả như sau:

Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP
1. Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế đối với đối tượng này khi:
a) Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi và bổ sung hoặc khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu;
b) Thuốc, hóa chất phải được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, vật tư y tế phải có trong danh Mục được cấp phép sử dụng, danh Mục kỹ thuật y tế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giá dịch vụ kỹ thuật phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo kết quả trúng thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế;
d) Sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế ngoài danh Mục thanh toán của bảo hiểm y tế phải được hội chẩn hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hoặc người được ủy quyền) ký phê duyệt và lưu trong hồ sơ bệnh án.
2. Trường hợp quỹ khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này không đủ thì ngân sách nhà nước tiếp tục bảo đảm các nội dung chi này.
3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết toán các nội dung chi phí thuộc các Khoản 1 và 2 Điều này (nếu có) với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp phần chi phí tại Khoản 2 Điều này báo cáo Bộ Tài chính để bổ sung kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Dẫn chiếu Điều 2 Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT--BQP-BYT-BTC quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế quy định tại các Khoản 1 và 3 Điều 2 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP áp dụng trong Thông tư này gồm:
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ.
2. Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
3. Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại các Bộ, ngành, địa phương có sử dụng cơ yếu.
4. Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước theo chế độ chính sách như đối với học viên Quân đội.

Theo quy định trên, trong trường hợp Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không đủ đề chi trả chi phí khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp thì cơ quan Bảo hiểm y tế sẽ sử dụng ngân sách của Nhà nước để tiếp tục bảo đảm các nội dung chi cho quân nhân đang khám chữa bệnh.

Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không đủ đề chi trả chi phí khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp thì cần xử lý thế nào?

Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không đủ để chi trả chi phí khám chữa bệnh quân nhân chuyên nghiệp thì cần xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Việc bổ sung chi phí cho Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được Bảo hiểm y tế thực hiện như thế nào?

Theo Điều 21 Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC thì trong trường hợp Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có số chi lớn hơn số thu thì Bảo hiểm y tế tiến hành giải quyết như sau:

(1) Trường hợp riêng chi phí trong phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế đã vượt quỹ khám bệnh, chữa bệnh thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam bù toàn bộ phần vượt quỹ của chi phí này; phần chi phí ngoài phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính;

(2) Trường hợp chi phí trong phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế chưa vượt quỹ nhưng tổng chi phí chung vượt quỹ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính để được cấp bổ sung;

(3) Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt bổ sung kinh phí phần chi phí vượt quỹ, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thực hiện chuyển bổ sung kinh phí về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

Bảo hiểm y tế Bộ Quốc phòng được mở tài khoản tiền gửi các khoản thu chi bảo cho Quỹ khám chữa bệnh tại các đơn vị nào?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về việc phân bổ và quản lý nguồn thu bảo hiểm y tế như sau:

Phân bổ và quản lý nguồn thu bảo hiểm y tế
...
3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an được mở tài khoản tiền gửi các khoản thu, chi bảo hiểm y tế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm. Toàn bộ số tiền lãi trên tài khoản thu bảo hiểm y tế được chuyển về quỹ dự phòng và quản lý quỹ bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Từ quy định trên thì Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng được mở tài khoản tiền gửi các khoản thu, chi bảo hiểm y tế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,536 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào