Quy hoạch phát triển điện lực bao gồm các quy hoạch nào? Ai có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực?

Xin hỏi vấn đề quy hoạch phát triển điện lực bao gồm những quy hoạch nào? Khi quy hoạch phát triển điện lực được lập thì ai có quyền phê duyệt? Và kinh phí công tác quy hoạch dựa vào đâu? Ngoài ra, tôi muốn biết những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và đất công trình điện lực ai có thẩm quyền phê duyệt?

Quy hoạch phát triển điện lực bao gồm các quy hoạch nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định quy hoạch phát triển điện lực như sau:

- Quy hoạch phát triển điện lực là quy hoạch ngành quốc gia làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện lực.

- Việc lập quy hoạch phát triển điện lực phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:

+ Căn cứ vào chiến lược phát triển năng lượng quốc gia;

+ Phù hợp với định hướng phát triển các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện gồm cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

- Thời kỳ quy hoạch phát triển điện lực là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch phát triển điện lực là từ 30 năm đến 50 năm.

Ai có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực?

Căn cứ Điều 9 Luật Điện lực 2004 (tên Điều này được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012 và Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định lập, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực như sau:

- Bộ Công thương tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực theo quy định của pháp luật về quy hoạch

Ai có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch điện lực?

Ai có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch điện lực?

Kinh phí công tác quy hoạch nguồn từ đâu?

Tại Điều 10 Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển điện lực

- Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển điện lực theo quy định của pháp luật về quy hoạch

Sử dụng đất cho công trình ai có thẩm quyền phê duyệt

Căn cứ Điều 12 Luật Điện lực 2004 quy định sử dụng đất cho các công trình điện lực như sau:

- Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.

- Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.

- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện lực.

Như vậy, tùy vào đất công trình sẽ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể phê duyệt.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực?

Căn cứ Điều 7 Luật Điện lực 2004 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:

- Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.

- Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.

- Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.

- Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.

- Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Trộm cắp điện.

- Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

 - Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

8,859 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào