Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Kênh tần số vô tuyến điện là gì?
- Mục tiêu quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz là gì?
- Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Đơn vị nào chủ trì quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz?
Kênh tần số vô tuyến điện là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2016/TT-BTTTT, có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kênh tần số vô tuyến điện (sau đây gọi là kênh tần số) là dải tần số vô tuyến điện được xác định bằng độ rộng và tần số trung tâm của kênh tần số hoặc các thông số đặc trưng khác.
2. Nghiệp vụ Cố định là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các điểm cố định đã xác định trước.
3. Song công là phương thức khai thác mà truyền dẫn được thực hiện đồng thời theo hai chiều của một kênh thông tin.
4. Ghép kênh song công phân chia theo tần số (Frequency Division Duplex - FDD) là phương pháp ghép song công trong đó truyền dẫn đường lên và đường xuống sử dụng hai tần số riêng biệt.
…
Như vậy, theo quy định trên thì kênh tần số vô tuyến điện là dải tần số vô tuyến điện được xác định bằng độ rộng và tần số trung tâm của kênh tần số hoặc các thông số đặc trưng khác.
Kênh tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Mục tiêu quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 34/2016/TT-BTTTT, có quy định về mục tiêu quy hoạch như sau:
Mục tiêu quy hoạch
1. Thiết lập trật tự sử dụng kênh tần số, thống nhất tiêu chuẩn cho các hệ thống thông tin vô tuyến điện, hạn chế nhiễu có hại giữa các thiết bị sử dụng tần số vô tuyến điện và giữa các mạng thông tin vô tuyến, đồng thời đáp ứng nhu cầu truyền dẫn tốc độ cao bằng vô tuyến trong băng tần 57-66 GHz.
2. Làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam; giúp cho cơ quan quản lý sắp xếp trật tự sử dụng phổ tần và quản lý phổ tần hiệu quả, hợp lý.
Như vậy, theo quy định trên thì mục tiêu quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz là:
- Thiết lập trật tự sử dụng kênh tần số, thống nhất tiêu chuẩn cho các hệ thống thông tin vô tuyến điện, hạn chế nhiễu có hại giữa các thiết bị sử dụng tần số vô tuyến điện và giữa các mạng thông tin vô tuyến, đồng thời đáp ứng nhu cầu truyền dẫn tốc độ cao bằng vô tuyến trong băng tần 57-66 GHz.
- Làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam; giúp cho cơ quan quản lý sắp xếp trật tự sử dụng phổ tần và quản lý phổ tần hiệu quả, hợp lý
Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 34/2016/TT-BTTTT, có quy định về nguyên tắc quy hoạch như sau:
Nguyên tắc quy hoạch
1. Tuân theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang có hiệu lực thi hành.
2. Trên cơ sở các khuyến nghị phân kênh tần số của Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union - ITU).
3. Đảm bảo quản lý, khai thác và sử dụng tần số vô tuyến điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích.
4. Đáp ứng nhu cầu sử dụng kênh tần số trong những năm tới và khả năng đáp ứng công nghệ, thông tin vô tuyến băng rộng.
5. Linh hoạt khi ấn định kênh tần số.
Như vậy, theo quy định trên thì quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
- Tuân theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang có hiệu lực thi hành.
- Trên cơ sở các khuyến nghị phân kênh tần số của Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union - ITU).
- Đảm bảo quản lý, khai thác và sử dụng tần số vô tuyến điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng kênh tần số trong những năm tới và khả năng đáp ứng công nghệ, thông tin vô tuyến băng rộng.
- Linh hoạt khi ấn định kênh tần số.
Đơn vị nào chủ trì quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2016/TT-BTTTT, có quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ cố định băng tần 57-66 GHz có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, nghiệp vụ vô tuyến điện, Điều kiện sử dụng quy định tại Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo thiết bị vô tuyến điện có băng tần hoạt động và phân kênh tần số phù hợp với các quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.