Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được lập gồm những nội dung gì và được rà soát theo định kỳ bao nhiêu năm?

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được lập gồm những nội dung gì và được rà soát theo định kỳ bao nhiêu năm? Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch phải có những tài liệu gì? Việc công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của chị Thu Hà đến từ Hà Nội.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được lập gồm những nội dung gì và được rà soát theo định kỳ bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Chương I Luật Giao thông đường bộ 2008, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ.
2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định hướng tuyến, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô các tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định số lượng, quy mô, thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình chính gồm cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định cụ thể các điểm giao cắt, hệ thống trạm dừng nghỉ, công trình phụ trợ khác;
b) Phương án kết nối với các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không cho từng khu vực, từng tuyến đường; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
d) Xây dựng giải pháp chi tiết để thực hiện quy hoạch.
3. Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là 10 năm, tầm nhìn là từ 20 năm đến 30 năm.
4. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
5. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Việc công bố công khai quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về giao thông đường bộ.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Theo đó, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định hướng tuyến, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô các tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định số lượng, quy mô, thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình chính gồm cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định cụ thể các điểm giao cắt, hệ thống trạm dừng nghỉ, công trình phụ trợ khác;

- Phương án kết nối với các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không cho từng khu vực, từng tuyến đường; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;

- Xây dựng giải pháp chi tiết để thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Quy hoạch

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Hình từ Internet)

Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải có những tài liệu gì?

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 56/2019/NĐ-CP quy định về trình, phê duyệt quy hoạch như sau:

Trình, phê duyệt quy hoạch
1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch được quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 5, khoản 6, khoản 10 Điều 2, khoản 2 Điều 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
2. Hồ sơ trình phê duyệt dự án quy hoạch gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch đã được hoàn thiện;
c) Báo cáo kết quả thẩm định; báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
d) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch;
đ) Các tài liệu khác (nếu có).
3. Quy hoạch được phê duyệt bằng quyết định phê duyệt quy hoạch.
4. Nội dung phê duyệt quy hoạch bao gồm các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 6 Điều 2, khoản 10 Điều 2, khoản 2 Điều 3 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hồ sơ trình phê duyệt dự án quy hoạch gồm:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;

- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch đã được hoàn thiện;

- Báo cáo kết quả thẩm định; báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch;

- Các tài liệu khác (nếu có).

Việc công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 56/2019/NĐ-CP quy định về công bố quy hoạch như sau:

Công bố quy hoạch
1. Thời gian công bố quy hoạch thực hiện theo pháp luật về quy hoạch, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước
2. Bộ Giao thông vận tải, cơ quan lập quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch thuộc thẩm quyền lập.
3. Công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp báo công bố nội dung quy hoạch, văn bản phê duyệt quy hoạch;
b) Thông báo trên đài phát thanh, truyền hình quốc gia hoặc đài phát thanh, truyền hình tỉnh về phê duyệt quy hoạch, danh mục dự án được ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch; đăng tải tóm tắt nội dung quy hoạch trên một hoặc một số báo ở trung ương và địa phương;
c) Trưng bày công khai sơ đồ, bản đồ, văn bản phê duyệt quy hoạch tại cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch;
d) Tổ chức hội nghị phổ biến nội dung quy hoạch được duyệt;
đ) Phát hành ấn phẩm (sách, video...) về nội dung quy hoạch;
e) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc cơ quan lập quy hoạch.

Theo đó thời gian công bố quy hoạch thực hiện theo pháp luật về quy hoạch, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước

Bộ Giao thông vận tải, cơ quan lập quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch thuộc thẩm quyền lập.

Công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng dưới một trong các hình thức được quy định cụ thể trên.

Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ do Văn phòng Quốc hội ban hành.

Lưu ý: Văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

14,666 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào