Quy hoạch 1/500 là gì? Có miễn giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch 1/500?
- Quy hoạch 1/500 là gì? Có miễn giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500?
- Xây dựng nhà ở riêng lẻ sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì công trình có bị phá dỡ không?
- Việc phá dỡ công trình là nhà ở riêng lẻ sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thực hiện ra sao?
Quy hoạch 1/500 là gì? Có miễn giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500?
Quy hoạch 1/500 được quy định tại Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị 2009 như sau:
Đồ án quy hoạch chi tiết
1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm việc xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
3. Thời hạn quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch phân khu và theo yêu cầu quản lý, nhu cầu đầu tư.
4. Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.
Như vậy, Quy hoạch 1/500 được hiểu là bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
Cụ thể, quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung (khoản 9 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009).
Dẫn chiếu đến Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định như sau:
Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
...
2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
...
đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
...
Theo đó, nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 được miễn giấy phép xây dựng khi đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau:
- Có quy mô dưới 07 tầng;
- Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch 1/500 là gì? Có miễn giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch 1/500? (hình từ internet)
Xây dựng nhà ở riêng lẻ sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì công trình có bị phá dỡ không?
Phá dỡ công trình xây dựng được quy định tại Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
...
Như vậy, xây dựng nhà ở riêng lẻ sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì công trình sẽ bị phá dỡ.
Việc phá dỡ công trình là nhà ở riêng lẻ sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thực hiện ra sao?
Việc phá dỡ công trình là nhà ở riêng lẻ sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thực hiện theo khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, cụ thể:
Bước 01: Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
Bước 02: Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
Bước 03: Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
Bước 04: Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.