Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô?
Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô?
Chế độ tài chính của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 20/2017/QĐ-TTg quy định về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô đối với Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển như sau:
Điều kiện đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô
1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ phải thực hiện việc đăng ký theo quy định tại Quyết định này khi thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô (sau đây gọi là Giấy chứng nhận đăng ký) khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có vốn thực hiện tài chính vi mô hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ cấu tổ chức chương trình, dự án tài chính vi mô theo quy định tại Điều 10 Quyết định này;
c) Người quản lý, điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô có tối thiểu bằng đại học chuyên ngành về một trong những lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh hoặc có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động tài chính vi mô;
d) Có các quy định nội bộ để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô;
đ) Được Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đồng ý việc thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô đối với tổ chức phi chính phủ do Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ cấp phép;
e) Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, Ủy ban nhân dân cấp phường, xã theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân có thẩm quyền) đồng ý việc thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn.
Theo đó, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Có vốn thực hiện tài chính vi mô hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Có cơ cấu tổ chức chương trình dự án tài chính vi mô theo quy định tại Điều 10 Quyết định 20/2017/QĐ-TTg;
- Người quản lý, điều hành chương trình dự án tài chính vi mô có tối thiểu bằng đại học chuyên ngành về một trong những lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh hoặc có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động tài chính vi mô;
- Có các quy định nội bộ để thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô;
- Được Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đồng ý việc thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô đối với tổ chức phi chính phủ do Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ cấp phép;
- Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, Ủy ban nhân dân cấp phường, xã theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân có thẩm quyền) đồng ý việc thực hiện chương trình dự án tài chính vi mô trên địa bàn.
Ai có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô?
Theo Điều 6 Quyết định 20/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ quan thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án tài chính vi mô có địa bàn hoạt động từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và các chương trình, dự án tài chính vi mô do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trực tiếp thực hiện.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án tài chính vi mô có địa bàn hoạt động trong phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô, gồm:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình dự án tài chính vi mô có địa bàn hoạt động từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và các chương trình dự án tài chính vi mô do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trực tiếp thực hiện.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình dự án tài chính vi mô có địa bàn hoạt động trong phạm vi 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chế độ tài chính của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 37/2019/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Chương trình, dự án TCVMđược thành lập và tổ chức hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg) và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo đó, chương trình dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định tại Quyết định 20/2017/QĐ-TTg được áp dụng chế độ tài chính quy định tại Thông tư 37/2019/TT-BTC.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì chế độ tài chính của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 37/2019/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.