Quỹ Hỗ trợ đầu tư do ai thành lập? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có tư cách pháp nhân không theo Nghị định 182?
Quỹ Hỗ trợ đầu tư do ai thành lập? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có tư cách pháp nhân không theo Nghị định 182?
Theo Điều 8 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Quỹ
1. Quỹ Hỗ trợ đầu tư là Quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không vì mục tiêu bảo toàn nguồn tài chính của Quỹ.
2. Quỹ trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động theo mô hình tương tự đơn vị sự nghiệp công lập, theo các quy định riêng về tổ chức và cơ chế hoạt động quy định tại Nghị định này.
3. Quỹ có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước để nhận kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại đối với nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Như vậy, Quỹ Hỗ trợ đầu tư là Quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không vì mục tiêu bảo toàn nguồn tài chính của Quỹ.
Quỹ có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước để nhận kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại đối với nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Xem thêm>>> Quỹ Hỗ trợ đầu tư là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ
Quỹ Hỗ trợ đầu tư do ai thành lập? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có tư cách pháp nhân không theo Nghị định 182? (hình từ internet)
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư có nhiệm kỳ mấy năm?
Theo Điều 11 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có nhiệm kỳ 05 năm và được xem xét bổ nhiệm lại.
2. Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có nhiệm kỳ 05 năm và được xem xét bổ nhiệm lại.
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư có các nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch hoạt động 05 năm, hằng năm của Quỹ;
- Ban hành quy chế hoạt động của Quỹ phù hợp với quy định tại Nghị định này;
- Phê duyệt kế hoạch tài chính hằng năm của Quỹ;
- Báo cáo Chính phủ xem xét phê duyệt về tổng mức hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư từng thời kỳ và khả năng cân đối ngân sách nhà nước hằng năm; trên cơ sở đó, giao kế hoạch hỗ trợ chi phí cho từng địa phương để thực hiện, đồng gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để kiểm soát chi;
- Phê duyệt các báo cáo định kỳ, báo cáo quyết toán Quỹ;
- Giám sát, kiểm tra hoạt động của Cơ quan điều hành Quỹ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật và thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng;
- Ban hành Quyết định hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động và doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu quy định tại mục 2 Chương III Nghị định này.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư làm việc theo chế độ gì?
Theo Điều 11 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ
...
6. Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là bằng nhau và đạt 50% số thành viên Hội đồng (bao gồm số thành viên có mặt tại phiên họp và thành viên biểu quyết bằng văn bản gửi đến Hội đồng) thì thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng hoặc người được ủy quyền chủ trì cuộc họp.
7. Kết luận thông qua báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về tổng mức hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp và hạn mức hỗ trợ cho các địa phương phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua. Ý kiến các thành viên Hội đồng được thực hiện bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng.
Trường hợp báo cáo trình Chính phủ về tổng mức hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp và hạn mức hỗ trợ cho các địa phương không được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua tại 02 phiên họp liên tiếp nhưng đạt ít nhất 50% số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc thông qua báo cáo trình Chính phủ.
Trường hợp báo cáo trình Chính phủ về tổng mức hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp và hạn mức hỗ trợ cho các địa phương có ít hơn 50% số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua tại 02 phiên họp liên tiếp, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ giao cho cơ quan điều hành Quỹ thông báo việc trả lại hồ sơ đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng.
Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là bằng nhau và đạt 50% số thành viên Hội đồng (bao gồm số thành viên có mặt tại phiên họp và thành viên biểu quyết bằng văn bản gửi đến Hội đồng) thì thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng hoặc người được ủy quyền chủ trì cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.