Quy định cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cứu hộ cứu nạn dành cho đối tượng nào? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận này gồm các giấy tờ gì?
- Đối tượng nào được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cứu hộ cứu nạn?
- Quy định cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cứu hộ cứu nạn dành cho đối tượng nào?
- Nội dung của chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ đối với các lực lượng khác ngoài Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cứu hộ cứu nạn gồm những gì?
Đối tượng nào được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cứu hộ cứu nạn?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:
- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Các đối tượng này phải được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, kỹ năng tham mưu, tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu người bị nạn; kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và các kỹ năng cần thiết khác.
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng. Họ được bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.
- Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn được hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.
Quy định cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cứu hộ cứu nạn dành cho đối tượng nào? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận này gồm các giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Quy định cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cứu hộ cứu nạn dành cho đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP về cấp chứng nhận huấn luyện cứu hộ cứu nạn như sau:
"Điều 11. Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
...
5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
a) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị;
- Danh sách trích ngang lý lịch; giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
b) Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:
- Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;
- Sơ yếu lý lịch;
- Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
6. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
a) Người đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp chứng nhận;
b) Trường hợp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
Thời hạn cấp, đổi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xin đổi, cấp lại."
Như vậy muốn được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu hộ cứu nạn thì phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
Trong đó thời gian huấn luyện được quy định tại khoản 3 cùng Điều này như sau:
- Đối với thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
- Đối với thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác như sau:
+ Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ;
+ Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ;
+ Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.
Nội dung của chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ đối với các lực lượng khác ngoài Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là gì?
Về nội dung của chương trình nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 08/2018/TT-BCA như sau:
- Kiến thức pháp luật về cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ đối với một số tình huống gồm:
+ Sự cố, tai nạn cháy;
+ Sự cố, tai nạn nổ;
+ Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
+ Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
+ Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
+ Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
+ Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;
+ Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
+ Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cứu hộ cứu nạn gồm những gì?
Về hồ sơ đề nghị thực hiện theo khoản 5 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP gồm:
- Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị;
+ Danh sách trích ngang lý lịch; giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
- Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:
+ Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;
+ Sơ yếu lý lịch;
+ Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.