Quốc lộ là gì? Quốc lộ 1A chạy qua bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đó là những tỉnh, thành phố nào?

Em ơi cho anh hỏi: Quốc lộ là gì? Quốc lộ 1A chạy qua bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đó là những tỉnh, thành phố nào? Mong nhận được câu trả lời sớm! Đây là câu hỏi của anh A.L đến từ Vũng Tàu.

Quốc lộ là gì? Quốc lộ 1A chạy qua bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và đó là những tỉnh nào?

Quốc lộ được giải thích tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực

Quốc lộ 1A là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (Km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và kết thúc tại thị trấn Năm Căn thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2.482 km.

Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí MinhCần Thơ.

Nằm rất gần với quốc lộ 1 huyết mạch là đường cao tốc Bắc – Nam phía Đôngđường sắt Bắc – Nam, cũng nối thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam.

Quốc lộ 1A nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội – Đà Nẵng – TP HCM – Cần Thơ, đi qua tổng cộng 31 tỉnh, thành.

Cụ thể, Quốc lộ 1A đi qua: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Hơn nữa, tuyến đường Quốc lộ 1A đi dọc theo đất nước phục vụ cho quá trình giao thông - giao thương, đảm bảo và thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ, đẩy mạnh nền kinh tế trong nước và tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng trong và ngoài nước.

quốc lộ

Hệ thống Quốc lộ (Hình từ Internet)

Hệ thống quốc lộ do ai quyết định?

Người có thẩm quyền quyết định hệ thống quốc lộ được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Phân loại đường bộ
...
2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.

Theo đó, hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Việc đặt tên đường đô thị trùng với quốc lộ thì xử lý như thế nào?

Việc đặt tên đường đô thị trùng với quốc lộ thì xử lý theo khoản 1 Điều 40 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Đặt tên, số hiệu đường bộ
1. Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu như sau:
a) Tên đường được đặt tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết; trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ;
b) Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực, đường bộ quốc tế.
2. Việc đặt tên, số hiệu đường bộ do cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ quyết định; riêng đường đô thị, đường tỉnh, việc đặt tên do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Như vậy, trường hợp đường đặt tên đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

52,688 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào