Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân khi nào? Việc quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình ra sao?
Trưng cầu ý dân là gì?
Căn cứ, Điều 19 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
2. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân.”
Như vậy, trả lời câu hỏi của bạn thì trưng cầu ý dân được quy định cụ thể trong Điều 19 Luật Tổ chức Quốc hội 2014. Trưng cầu ý dân trong bộ máy hành chính nhà nước là việc Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc các vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội. Kết quả của trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề được quốc hội đưa ra trưng cầu.
Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân
Bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội ra sao?
Căn cứ, Điều 15 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Quốc hội bãi bỏ văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.”
Như vậy, Quốc hội có quyền được bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác do Quốc hội thành lập mà trái với Hiến pháp, luật hoặc nghị quyết của Quốc hội và theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đồng thời, Quốc hội cũng có quyền bãi bỏ các văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội nếu xét thấy trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình ra sao?
Căn cứ, Điều 17 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“1. Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh hoặc bãi bỏ tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh.
2. Trường hợp có chiến tranh, Quốc hội quyết định giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt.
3. Quốc hội quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.”
Như vậy, Quốc hội có quyền quyết định đối với các vấn đề về chiến tranh và hòa bình của nước ta nhưng theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh thì Quốc hội giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt. Quốc hội cũng là cơ quan quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp khác đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh của quốc gia.
Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế như thế nào?
Căn cứ, Điều 18 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
“Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.”
Có thể thấy, Quốc hội có quyền quyết định, phê chuẩn các vấn đề như gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội nhưng yêu cầu phải theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.