Quan trắc tài nguyên môi trường được chia làm bao nhiêu phân hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay?
- Quan trắc tài nguyên môi trường được chia làm bao nhiêu phân hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay?
- Cách xếp lương của phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường như thế nào?
- Viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường cần đảm bảo tiêu chuẩn chung nào về đạo đức nghề nghiệp?
Quan trắc tài nguyên môi trường được chia làm bao nhiêu phân hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường
1. Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II Mã số: V.06.05.13
2. Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III Mã số: V.06.05.14
3. Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV Mã số: V.06.05.15
Theo quy định hiện nay viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường được chia làm 03 phân hạng chức danh nghề nghiệp:
- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II Mã số: V.06.05.13
- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III Mã số: V.06.05.14
- Quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV Mã số: V.06.05.15
Cách xếp lương của phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
b) Chức danh nghề nghiệp quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
c) Chức danh nghề nghiệp quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV hạng IV áp dụng bậc, hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
2. Xếp lương khi viên chức hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc, hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, như sau:
a) Trường hợp viên chức có trình độ tiến sĩ khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III (mã số V.06.05.14) thì xếp bậc 3/9, hệ số lương 3,00 của viên chức loại A1.
b) Trường hợp viên chức có trình độ thạc sĩ khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III (mã số V.06.05.14) thì xếp bậc 2/9, hệ số lương 2,67 của viên chức loại A1.
c) Trường hợp viên chức có trình độ đại học khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III (mã số V.06.05.14) thì xếp bậc 1/9, hệ số lương 2,34 của viên chức loại A1.
d) Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV (mã số V.06.05.15) thì xếp bậc 2/12, hệ số lương 2,06 của viên chức loại B.
đ) Trường hợp viên chức có trình độ trung cấp khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV (mã số V.06.05.15) thì xếp bậc 1/12, hệ số lương 1,86 của viên chức loại B.
...
Như vậy, cách xếp lương của phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường được thực hiện nêu trên.
Quan trắc tài nguyên môi trường được chia làm bao nhiêu phân hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay? (Hình từ Internet)
Viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường cần đảm bảo tiêu chuẩn chung nào về đạo đức nghề nghiệp?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 56/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường
1. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác quan trắc tài nguyên môi trường; tâm huyết với công việc.
3. Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình.
4. Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực.
5. Trung thực, đoàn kết, khách quan, khiêm tốn và không sách nhiễu, gây cản trở khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân.
Theo đó, viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường cần đảm bảo tiêu chuẩn chung sau đây về đạo đức nghề nghiệp, cụ thể:
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác quan trắc tài nguyên môi trường; tâm huyết với công việc.
- Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình.
- Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực.
- Trung thực, đoàn kết, khách quan, khiêm tốn và không sách nhiễu, gây cản trở khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.